Trang:Phat giao triet hoc.pdf/102

Văn thư lưu trữ mở Wikisource
Trang này đã được hiệu đính, nhưng cần phải được phê chuẩn.

của sanh diệt. Về phương diện tịnh, nó là cái cửa của chân như[1]. Chân như là bổn thể của thế giới, thế giới nầy tuyệt đối, thế giới nầy bình đẳng. Sanh diệt là hiện tượng, là thế giới tương đối, là thế giới sai biệt.

Nhưng sao lại cùng một tâm mà có hai mặt đối nhau, gồm chánh và phản như thế? Ấy bởi mặc dầu cái bổn thể của tâm là thường trụ bất động, mà bên ngoài bị vô minh làm duyên, khiến cho nó vọng động, làm ra vạn biệt thiên sai.

Vô minh, ở trên đã nói qua, nơi thập nhị nhân duyên luận. Bởi tại vô minh, nên đáng tịnh lại làm động, đáng bình đẳng lại làm sai biệt. Vô minh thật ra không phải là vật có thật: nó dựa nơi tâm thể mà có. Tâm thể là chân, lại sanh


  1. Chân như là cái chân lý thật thể, thật tánh, đời đời kiếp kiếp không biến đổi. Chân nghĩa là chân thật, rõ ràng không là hư vọng. Như nghĩa là như thường, chỉ về sự không biến đổi. Tiếng pháp gọi l'Etre.
100