Trang:Phat giao triet hoc.pdf/121

Văn thư lưu trữ mở Wikisource
Trang này đã được hiệu đính, nhưng cần phải được phê chuẩn.

lượng giống như thuyết kinh nghiệm.

Phải mimansa chủ trương lục lượng. Một là hiện lượng (pratiyaksâta), tức như évidence trong triết học tây phương. Hai là tỹ lượng (anumana). Ba là thí dụ lượng (upamâna), tức là analogie, như muốn biết con bò rừng ra sao, lấy con bò nhà mà thí dụ. Bốn là nghĩa chuẩn lượng (arthapatti) tức là signification, như nói: pháp vô ngã, thì chuẩn định mà biết rằng: pháp vô thường. Năm là thánh giáo lượng (sabda). Sáu là vô thể lượng (abhâva): chữ abhâva nghĩa là vắng mặt (absence). Như thấy trời không mây, đoán biết là đất ruộng phải khô.

Phật giáo nối dõi theo triết học trước nó, cũng luận về bổn nguyên của nhận thức. Nhưng nó lược lại, chỉ giữ hai cái hiện lượng và tỹ lượng mà thôi. Trong hai cái lượng nầy, lại cho hiện lượng là hơn hết. Xem như Thế Thân bảo rằng: « Chứng lượng bất thành, tỹ dụ, thánh ngôn giai thất.» Chứng lượng tức là hiện

119