Trang:Phat giao triet hoc.pdf/123

Văn thư lưu trữ mở Wikisource
Trang này đã được hiệu đính, nhưng cần phải được phê chuẩn.

Tỹ lượng gồm phán đoán (jugement) và suy lý (raisonnement). Chỉ sau khi có hiện lượng thì mới có thể có tỹ lượng được Cho được có tỹ lượng phải biết phân biệt. Tỹ phải có ít nữa là hai vật. Trong hai vật ấy phải phân biệt được chỗ đồng, chỗ dị, mới tỹ được. Chỗ đồng, trong phật giáo gọi là cọng tướng, chỗ dị gọi là tự tướng. Lấy một thí dụ: như ngũ uẩn. Ta vẫn biết ngũ uẩn là vô thường. Vô thường ấy là cọng tướng của ngũ uẩn. Còn ngũ uẩn là tự tướng. Trong ngũ uẩn lại lấy sắc uẩn mà nói, thì sắc uẩn là cọng tướng, còn sắc xứ là tự tướng. Trong sắc xứ lấy màu xanh mà nói, thì màu xanh là tự tướng mà sắc xứ là cọng tướng. Trong những màu xanh, lấy một cái hoa thêu trong một cái áo mà nói, thì màu xanh ấy là tự tướng mà cái hoa thêu trong áo là cọng tướng. Trong cái hoa thêu ấy, lấy một phần thật nhỏ mà nói, thì phần thật nhỏ nầy là tự tướng, còn cái hoa kia là cọng tướng. Cứ như thế mà thâu hẹp lại mãi,

121