Trang:Phat giao triet hoc.pdf/125

Văn thư lưu trữ mở Wikisource
Trang này đã được hiệu đính, nhưng cần phải được phê chuẩn.

Cho nên nhứt thiết không có cái gì là không nhờ tỹ lượng mà biết được.

Sau khi tạ tỹ lượng, thì ta thấy được cái nghĩa. Nghĩa do tỹ lượng mà có. Trước khi ta tỹ lượng, ta phải dựa vào cọng tướng. Nhưng mà cọng tướng cũng do tỹ lượng mà có.

Tóm lại, hiện lượng, hay là chứng lượng, cho ta biết tự tướng của sự vật. Tỹ lượng, cho ta biết cọng tướng của sự vật. Cho nên Trần Na bảo rằng: « Vị tự khai ngộ, duy hữu hiện lượng cập dữ tỹ lượng. »

2. Giới hạn và hiệu lực của tri thức.— Tri thức biết được gì, và biết đến đâu? Một câu hỏi ấy triết học thời nào cũng phát ra. Nhưng giải đáp không bao giờ đồng nhau. Triết học Âu châu có những phái độc đoán, phái hoài nghi, phái phê bình, giải đáp mỗi thiên chấp.

Phật giáo không đồng với triết học nào cả về vấn đề nầy.

Trên kia đã nói: tri thức chỉ do hiện lượng và tỹ lượng mà có. Nhưng có tri

123