Trang:Phat giao triet hoc.pdf/128

Văn thư lưu trữ mở Wikisource
Trang này đã được hiệu đính, nhưng cần phải được phê chuẩn.

cho biết cái mà ta biết bằng phi lượng, tức là cái bổn thể. Cho nên nói: phi lượng hàm ý nghĩa phi tri thức.

3. Bổn chất của tri thức.— Vấn đề bổn chất của tri thức trong mấy chương trên tuy không nói rõ ra, nhưng đã có đá động đến rồi. Các học phái trong triết học ấn độ luận về vấn đề nầy đều bảo rằng những cái cực vi hòa hiệp lại làm đối tượng (objet) cho tri thức. Nghĩa là lìa tri thức ra đối tượng của tri thức vẫn có thật. Như thế là chủ trương một thứ thật tại luận chất phác (réalisme grossier).

Đại thừa phật giáo về vấn đề bổn chất của tri thức, có phái duy thức luận là nói được tách bạch hơn hết.

Thuyết duy thức khác hẳn với thật tại luận chất phác đã nói trên đây. Thuyết duy thức chủ trương rằng: cái dẫn tri thức đến cho ta, chỉ là tri thức của ta biến ra mà thôi. Như thế thì cái biết của ta nằm trong cảm giác của ta, chớ không

126