Trang:Phat giao triet hoc.pdf/16

Văn thư lưu trữ mở Wikisource
Trang này đã được hiệu đính, nhưng cần phải được phê chuẩn.

quốc ngữ, ta có thể viết đar-a-ni. Nhưng, viết như thế, ai muốn tìm tra trong từ điển chữ tàu, không biết sao mà tra cho ra.

Một lẽ nữa, là tác giả ngại về nỗi chữ quốc ngữ có nhiều đồng âm (homonyme) lại đồng tự (homographe). Lấy một thí dụ, như chữ tu. Chữ nầy ta dùng âm giọng nhiều chữ tàu khác nhau.

Ta hãy dở xem trong bộ Hán Việt Từ Điển rất có giá-trị của ông Vệ Thạch Đào Duy Anh, nơi chữ tu: có chữ tu là bó nem; có chữ tu, là nên; có chữ tu là sửa trị; có chữ tu là râu; có chữ tu, là xấu hổ; có chữ tu, là đồ ăn ngon. Khi dịch âm vần su trong tiếng phạn, người Tàu dùng chữ tu, mà không nhứt định là chữ tu nào. Như sugata, thì âm tu-già-đà, dùng chữ tu nghĩa là sửa trị; còn sumati, thì âm tu-ma-đề, dùng chữ tu nghĩa là nên. Như thế, nếu ta cứ theo chữ dịch âm của Tàu mà viết ra quốc ngữ theo giọng ta, thì người đọc, khi muốn tra nơi từ điển chữ tàu, cũng đến lắm khi phải bối rối.

Khi âm nguyên tiếng phạn, bằng chữ romain, thì tác giả viết theo tự-điển tiếng phạn, chớ không viết theo giọng tiếng pháp (franciser). Như thế để cho người nào muốn tra tự điển tiếng phạn khỏi bị bỡ ngỡ. Thí dụ

XIV