Bước tới nội dung

Trang:Phat giao triet hoc.pdf/171

Văn thư lưu trữ mở Wikisource
Trang này đã được hiệu đính, nhưng cần phải được phê chuẩn.

Kiến phận, tướng phận, tự chứng phận, chứng tự chứng phận, ấy là « tứ phận thành tâm ».

Cái đối tượng của nhận thức của chúng ta, coi thì như là ngoại cảnh, kỳ thật nó không ngoài được ảnh tượng ở tâm nội, tức nó là cái tánh cảnh.

Nhưng mà hễ có ảnh tượng là có bổn chất. Đối với bổn chất của ảnh tượng ấy, tức có đới-chất cảnh tồn tại. Bổn chất và đới chất cảnh đều tựa như là pháp ở ngoài tâm ta, mà rốt lại cũng chỉ là cái tướng phận của a-lại-da trong tâm nội mà thôi.

A-lại-da bao tàng tất cả chũng tử của vạn hữu. Do chũng tử đó mà biến sanh vạn hữu. Cái tác dụng nầy gọi là nhân năng biến. Vạn hữu biến sanh ra đó, tức là tướng phận của tự thức. Cái nầy gọi là quả năng biến.

Bảy thức trước (nhãn, nhĩ, tỹ, thiệt, thân ý, mạt-na) là tri giác tướng phận không biến sanh được tác dụng có bổn chất.

169