Trang:Phat giao triet hoc.pdf/23

Văn thư lưu trữ mở Wikisource
Trang này đã được hiệu đính, nhưng cần phải được phê chuẩn.

Trước còn sùng bái ánh sáng thiên nhiên, lần lần về sau, gió, mưa, nước, lửa, đều cũng được coi là thần linh. Đó là từ độc-thần giáo (monothéisme) đã bước qua thời kỳ đa-thần giáo (polythéisme).

Bước một bước nữa, thì nhứt thiết vật gì cũng được coi là có thần cách. Ấy là thời kỳ phiếm thần giáo (panthéisme).

Về sau, tư tưởng phát đạt, mới nảy ra một cái nghi vấn. Người ta tự hỏi: căn bổn của vũ trụ là đâu?

Trả lời câu hỏi nầy, ở xứ Ấn độ thời thái cổ, có phái veda bảo rằng: Brahma (phạn thiên) là căn bổn của vũ trụ. Nhứt thiết sự vật đều là hình thái của brahma.

Vạn hữu đều ở brahma mà sanh ra. Lúc trụ thì ở tại brahma. Lúc diệt trở về brahma. Brahma như thế. Nó vô thỉ vô chung.

Con người cũng là một hình thái của brahma. Sống đây là sống gởi. Chết sẽ trở về brahma đời đời khoái lạc.

Chật vật với sự sống khổ, người ta đều hy vọng cái khoái lạc đời đời ấy. Mầm

21