Trang:Phat giao triet hoc.pdf/27

Văn thư lưu trữ mở Wikisource
Trang này đã được hiệu đính, nhưng cần phải được phê chuẩn.

gió là gốc, v. v... Triết học về thiên nhiên lập thuyết như thế, mường tượng triết học hy-lạp ở thời Anaxagore và Anaximène (thế kỷ thứ năm trước chúa Jésus ra đời.)

Tấn bộ một nấc nữa, người ta bỏ vật chất (đất, nước, lửa. gió, v. v...) mà vượt lên chỗ trừu tượng. Tức có những phái nỗi lên xướng ra thời gian luận, phương hướng luận, không gian luận, vì v..

Bấy giờ trong giới triết học người ta tự do khảo cứu. Các phái hoặc xung đột nhau, hoặc dung hiệp nhau, mà khách quan, chủ quan, trừu tượng, cụ thể, nhứt nguyên, đa nguyên, chủ tịnh, chủ động, bao nhiêu những nguồn tư tưởng tuôn ra, làm thành một thời đại rất đỗi là hỗn độn cho xứ Ấn độ.

Trong các phái ở thời nầy có phái Upanishad là trọng yếu hơn hết. Phái nầy bảo rằng brahma là nguồn gốc của vạn hữu, gây dựng ra vạn hữu.

Lại có phái bảo rằng brahma không phải là một vật, mà brahma là lực, là

25