Trang:Phat giao triet hoc.pdf/33

Văn thư lưu trữ mở Wikisource
Trang này đã được hiệu đính, nhưng cần phải được phê chuẩn.

Như thế, bề ngoài con người như thấy yên tịnh. Kỳ thật, bề trong, lòng người phiền muộn chẳng yên, mà bắt sanh ra hoài nghi: hoài nghi tôn giáo, hoài nghi đạo đức.

Mối hoài nghi ấy ngấm ngầm mầm mống ra chủ nghĩa vật chất, chủ nghĩa khoái lạc, cho đến khiến xã hội đâm vào chủ nghĩa khoái lạc về xác thịt một cách cực đoan.

Tình tệ xã hội như thế, làm cho có những nhà tôn giáo, hoặc nhà triết học, không nỡ lòng nào ngồi nhìn thời thế ngày một quấy, ngày một lạ lùng, bèn lánh mình ra ngoài vòng cương tỏa, đi sống cuộc đời tự do thanh tịnh.

Ứng với yêu cầu của thời thế, bấy giờ có Çâkya Muni ra đời.

Người họ là Gotama, tên là Siddhârtha, về sau gọi là Muni, nghĩa là người tịch mịch.

Siddhârtha ở về giai cấp ksatriya con của vua Çuddhodana, thuộc giòng Çâkya;

31