Trang:Phat giao triet hoc.pdf/98

Văn thư lưu trữ mở Wikisource
Trang này đã được hiệu đính, nhưng cần phải được phê chuẩn.

khiến cho nó triển chuyển trong thời gian dài dặc mà không dứt?

Cái nghiệp lực ấy quá trừu tượng, mà nó lại tập hiệp ngũ uẩn, ngũ uẩn ấy lại làm cho ta cảm sanh vạn hữu. Thuyết như thế, chẳng phải thường thức hiểu nổi được

Đại thừa phật giáo, bổ khuyết vào chỗ ấy, chủ trương a-lại-da duyên khởi.

Nguyên trong tiểu thừa phật giáo chỉ nói có lục thức (sáu đường nhận thức) là: nhãn, nhĩ, tỹ, thiệt, thân, ý. Nhãn nhập sắc, nhĩ nhập thanh, tỹ nhập hương, thiệt nhập vị, thân nhập xúc, ý nhập pháp. Đại thừa phật giáo thêm vào đó hai thức nữa, là bát thức. Hai thức thêm vào là mạt-na và a-lại-da. Mạt-na (mâna) nghĩa là cầm bắt lấy chỗ thấy biết, tức có lẽ cũng như trong tâm lý học gọi là aperception, hay conscience de soi-même. A-lại-da, (âlaya)[1] nghĩa là


  1. Núi Himâlaya lấy tên ấy vì nó cao quá nên có tuyết luôn: tiếng phạn hima nghĩa là tuyết, alaya là chứa.
96