Trang:Phat giao voi Nho giao.pdf/14

Văn thư lưu trữ mở Wikisource
Trang này đã được hiệu đính, nhưng cần phải được phê chuẩn.
— 12 —

ra bài Huyền-Quang hành-giải, để giải thích những mối hiềm-nghi, nay còn chép ở tập Ngô-gia văn-phái, cũng bổ ích cho truyện đức tổ Huyền-Quang này nhiều lắm.

Thưa các ngài

Nếu đức tổ Huyền-Quang mà không phải là bậc uyên-thâm Nho-học, thì sao hay hiểu thấu được triết lý đạo Phật; nếu Ngài không phải là bậc giới-hạnh trang-nghiêm, thì sao hay cự-tuyệt sắc-dục, từ bỏ vinh-hoa, mà tu nên cõi chính-giác; tất là ngài đã thâm-thấu về chỉ-thú huyền-vi của Phật-giáo lắm rồi, mới hay như thế được. Truyền rằng khi ngài chứng quả Nát-bàn có câu kệ rằng:

Có thì có tự mảy may,
Không thì cả thế gian này cũng không;
Thử xem bóng nguyệt dòng sông,
Ai hay không có, có không là gì?

Câu kệ trên này ngụ có một cái triết-lý rất sâu-xa, là cái triết-lý « có » với « không » trong đạo Phật. Nếu bảo thế-gian nhất-thiết là « không » cả, thì là hư-huyễn quá, hay nhất-thiết là « có » cả, thì chẳng chấp trược lắm ư, đều là không hợp với đạo trung cả. Phật cốt bảo cho người ta đừng có chấp-trược về một bên, phải giác-ngộ lấy cái trung-đạo là: « Phi không mà phi hữu » là chẳng phải không mà chẳng phải có, hay là không tức là có, mà có cũng tức là không.

Nay nói: « Có thì có tự mảy-may » là thế nào? Thử xem như một hạt cát kia nó bồi tích lên cho có mãi rồi thành ra bãi bể mênh-mông; một hạt sỏi kia nó đắp cao lên mãi rồi thành ra một trái núi cao lớn; một ngọn suối nhỏ ở trong khe núi kia mà chảy mãi ra sông ngòi, rồi thành ra bể lớn; một tí lửa không bằng con đom-đóm, mà bùng lên cháy hết cả cánh đồng; một giọt tinh, một giọt huyết mà thành ra loài người, suy ra một tí điện mà chạy khắp cả mọi nơi; thế có phải