Trang:Phat giao voi Nho giao.pdf/4

Văn thư lưu trữ mở Wikisource
Trang này đã được hiệu đính, nhưng cần phải được phê chuẩn.
— 2 —

được bản-tính của mình; nghĩa thứ hai là giác-tha 覺 他 là thuyết pháp diễn giảng để độ cho mọi người; ba là phải tu cho giác hạnh viên-mãn 覺 行 圓 滿, chứng đến bậc chính-đẳng chính-giác, mới là thành Phật. Vả Phật thường nói rằng: « Chúng-sinh mà chưa giác ngộ thành Phật, thì ta cũng chưa dám nhận là đã giác-ngộ thành Phật ». Xem thế thì đạo Phật cốt dạy cho tâm-tính mọi người giác-ngộ tỉnh thức luôn, chứ có phải là đạo ru ngủ đâu!

Phàm lời Phật thuyết-pháp ra, dạy bảo cho chúng-sinh, đến sau học-trò ghi chép lại bằng chữ Phạm, tức là kinh Phật, kinh Phật truyền sang đến nước Tàu, mới lại dịch ra chữ Hán, tức là chữ Nho. Thế cho nên muốn học kinh Phật, thì phải học thông chữ Nho mới được. Nước ta từ đời Đinh, Lê trở về trước, chưa có cái học khoa-cử, nên không mấy người học chữ Nho; chưa có ai là ông Nghè ông Bảng chữ Nho cả, duy có người nào tu-hành phải học đến kinh Phật, mới cần đến học chữ Nho. Vậy nên những chư-tăng ở về đời Đinh, đời Tiền-Lê có nhiều vị hay chữ, thơ từ đối-đáp cũng giỏi, hễ động có sứ Tàu sang Ta thì tất là phải cử đến nhà sư ra thù ứng. Tức như ở đời Đinh có vị Khuông-Việt đại-sư là Ngô Chân-Lưu 吳 真 流 và vị thiền-sư Đỗ Thuận 杜 順 được cử ra đón tiếp sứ Tàu là Lý-Giác, có làm ra nhiều bài ca-từ bằng chữ nho để tiễn sứ hay lắm, người Tàu phải khen nước ta là nước văn-hiến từ đấy. Xem thế thì biết chư-tăng đời trước, tuy là học Phật, mà là các bậc thông-nho cả, thế thì chữ Nho nguyên trước cũng bởi Phật-học mà truyền rộng ra.

Nay tôi xin nói về đức Thích-ca là tổ Phật-giáo, đức Khổng-tử là tổ Nho-giáo, so sánh xem có chỗ nào giống chỗ nào khác nhau không. Đức Thích-Ca thì giáng-sinh ở đất Trung Ấn-độ đến nay (1935) là hơn 2.500 năm, mà đức Khổng-tử giáng-sinh ở đất Trung-hoa, đến nay cũng hơn 2487 năm, đông, tây hai vị thánh sinh ra cũng đồng-thời, đương cái khi đức Khổng-tử giảng-giáo ở Hạnh-đàn, cũng chính vào cái lúc đức Thích-ca đương thuyết-