Trang:Phat giao voi Nho giao.pdf/5

Văn thư lưu trữ mở Wikisource
Trang này đã được hiệu đính, nhưng cần phải được phê chuẩn.
— 3 —

pháp ở đất Lộc-uyển và thành Xá-vệ. Tuy học-thuyết của đức Khổng-tử chuộng về thực-tế chỉ cốt lực-hành; cách dạy người thì định ra đạo ngũ-luân để làm khuôn phép cho cái nghĩa-vụ vua tôi, cha con, vợ chồng, anh em, bè bạn, chuyên-trọng về đường nhập-thế; khác với Phật-giáo vì chịu cái ảnh-hưởng của giáo Bà-la-môn mà chuyên-trọng về đường xuất-thế. Nhưng Phật cũng thường giảng về đường luân-lý nhập-thế để dạy đời, thì cũng chẳng khác gì Khổng-giáo. Đức Khổng-tử thường dạy về nghĩa chữ « bác thi tế chúng 博 施 濟 衆 » là rộng thi ơn trạch cho dân mà tế-độ khắp cả; mà giáo-nghĩa của đức Thích-ca thì trọng về bốn chữ « bác ái từ bi 博 愛 慈 悲 », bác ái là rộng yêu, từ-bi là nhân-từ thương xót, cũng là một lòng khắp yêu cả chúng-sinh. Đức Khổng-tử thường dạy cho thầy Nhan thầy Mẫn lấy chữ hiếu chữ nhân; mà đức Thích-ca thì siêu-độ cho cha mẹ, cứu khổ cho chúng-sinh, thế cũng là nghĩa chữ hiếu chữ nhân cả.

Chân-như đạo Phật rất mầu,
Tâm trung chữ hiếu, niệm đầu chữ nhân;
Hiếu là độ được song thân,
Nhân là cứu vớt trầm-luân mọi loài.

Xem thế thì Khổng-giáo với Phật-giáo có khác gì nhau đâu.

Huống-chi, Phật-giáo có ba điều răn là: thamsân 嗔 , si 癡, thì Khổng-giáo cũng có ba điều răn, như là khi nhỏ thì răn về điều sắc, tức là giới si, khi lớn thì răn về điều hăng-hái đấu-ẩu, tức là giới sân; đến khi già thì răn về điều tham-lam vơ lấy được, tức là giới tham. Ấy đấy, tam-giới của nhà Phật cũng chẳng khác gì tam-giới của nhà Nho.

Phong-dao ta cũng có câu rằng:

Chừa dâm, chừa độc, chừa tham,
Chừa ba nết ấy mới làm nên ăn.