Trang:Phat giao voi Nho giao.pdf/6

Văn thư lưu trữ mở Wikisource
Trang này đã được hiệu đính, nhưng cần phải được phê chuẩn.
— 4 —

cũng là nói về nghĩa tam giới. Chúng ta đây ai chẳng là dòng dõi nhà Nho, mà lại cùng là môn-đồ cửa Phật. Ai ơi! cùng nên ghi lấy tam giới làm lòng.

Đức Khổng-tử lại thường dạy người bảo rằng: « Mình muốn tự thụ-lập lấy mình, thì lại phải giúp đỡ phù-trì thụ-lập cho người; mình đã thông-đạt được mọi lẽ rồi, thì lại dẫn-dụ dạy bảo cho người ta thông-đạt », lời ấy có khác gì đức Phật dạy rằng: « Đã làm ích-lợi cho mình, lại phải làm ích-lợi cho người; mình đã giác-ngộ rồi thì lại phải khai-đạo cho người cùng giác-ngộ ». Xem thế thì lời Phật Thánh khuyên bảo người đời có khác gì nhau.

Vả lại, đức Phật dạy cho người ta tu làm sao cho chân-tâm 真 心 hiện ra mà vọng-tâm 妄 心 diệt đi; cũng tức như Khổng-giáo dạy cho người ta phải thành-ý chính-tâm, mà thu lấy phóng-tâm, thế thời Phật-giáo và Khổng giáo đều cốt là tu lấy cái tâm cả. Tâm tuy chia ra có chân-tâm và vọng-tâm, nhưng kỳ thực cũng là một. Tâm-chân-như 心 真 如 thì bất-sinh, bất diệt, thường trụ bất-động; sách Nho gọi là lương-tri, tức là cái đạo-tâm, nghĩa là cái tâm yên lặng, trong sáng như mặt bể đương lúc gió yên sóng lặng. Vọng-tâm thì hốt sinh, hốt diệt, biến động vô thường, sách Nho gọi là dục-tâm, tức là cái tâm nó đùng đùng khởi lên những mối nghĩ càn tưởng bậy, nào là ngốt về lợi-danh, ham về sắc dục, đó tức là vọng-tâm khởi lên đấy, khác gì như cơn phong-trào khởi lên ở trên mặt bể. Xem thế thì biết chân-tâm hiện, tức là lúc mặt bể trong sáng mà vọng-lâm hiện là lúc mặt bể khởi cơn phong-ba đấy mà thôi. Vọng-tâm đã khởi lên rồi thì nào là si-mê, nào là tham-lam, nào là sẩn-cồ tức-giận, tam-giới đều phạm hết cả. Người ta sao mà không hay diệt được vọng-tâm đi mà lại để cho nó hay động lên như thế kia? Đó là bởi cái ma vật-dục nó quyến-dụ, nó thúc-giục, nó làm cho vọng-tâm phải sôi nổi động lên luôn. Xin các ngài thử xem như cuộc đấu chim họa-mi kia thì biết, đôi chim họa-mi kia vì sao mà nó hăng lên, chịu được những trăm mỏ