Bởi tôi tán đồng cái ý kiến ấy của ông Khôi, cho nên lúc đó tôi phải gác lại “Nho-giáo” một bên, không nghĩ đến việc phê-bình
Từ đó đến nay, thấm-thoát đã bẩy, tám năm, trong văn-giới cũng như trong báo-giới, không ai nói tới sách ấy. Chắc là các bạn đồng-nghiệp cũng nghĩ như chúng tôi vậy.
Tuy vậy, cái cảnh nghèo-nàn của nền văn-học nước nhà nó chỉ có quyền bắt-buộc chúng ta hoãn việc phê-bình “Nho-giáo”, chứ không có phép ngăn-cản chúng ta không được động đến sách ấy.
Là vì, với một cuốn sách có quan-hệ đến tư-tưởng, học-thuật của một dân-tộc, không ai được phép, vì nể tác-giả mà nể luôn cả sự sai-lầm trong sách để di-ngộ cho người đời sau.
Vậy thì dù có cảm tình với tác-giả “Nho-giáo” chúng ta cũng chỉ có thể chờ đến dịp nào lời phê-bình không làm hại cho sự tiêu-thụ của sách ấy, thì hãy đem mà phê-bình. Thế mà thôi.
Dịp ấy chính là dịp này “Nho-giáo” in ra trong bấy nhiêu năm, nó đã được bán một hồi khá dài, trên xe lửa và dưới bến ô-tô, một đôi khi đã thấy trẻ con đem nó