Và bài tựa cuốn ba lại thêm:
«Sách này làm theo cái mục-đích đã định, là muốn vẽ cho đúng cái chân-tướng của Nho-giáo trải qua các thời-đại. Cái muc-đích đó có đạt tới được hay không chưa giám quyết, nhưng dù thế nào mặc lòng, ta đem tấm lòng thành-thực mà thuật lại cái đạo của thánh-hiền để học-giả có thể nhân đấy mà kê-cứu.»
Những ý-kiến ấy thực xứng-đáng với tư-cách một nhà khảo-cứu. Một cuốn sách có quan-hệ đến một học thuyết đã hai nghìn năm chiếm quyền bà-chủ trong cõi tộc phương đông như cuốn “Nho-giáo” ít ra cũng phải đi tới bậc đó, mới khỏi mắc tội lừa dối đời sau.
Bởi thế, với cuốn “Nho-giáo” vấn-đề tài-liệu mới thành ra phần quan-trọng trong việc biên-tập. Nó không cho phép tác giả có thể cẩu-thả chút nào. Vì, nếu cẩu-thả, thì cái bản-đồ kia không khỏi có chỗ sai-lầm, mà chân-tướng của Nho-giáo sẽ bị mờ mịt đi thôi.
Nhưng, sự lựa-chọn tài-liệu — nhất là tài liệu thuộc về Khổng-tử, — để vẽ cho đúng bản-tướng của Nho-giáo, không phải là sự dễ-dàng. Bởi vì những sách nói là xuất-hiện