Sở dĩ có sự « thăng hàm » cho sách như vậy, chỉ vì Tống-nho quen khảo-cứu bằng cách phỏng-đoán. Với sách Lễ-ký, họ nói giằng co mà rằng: sách ấy tuy của Hán-nho đặt ra, nhưng, ở trong cũng có nhiều thiên thực của học trò Khổng-tử. Đại học, Trung-dung tức là những thiên do bọn học trò Khổng-tử viết ra. Người viết ra thiên Đại-học là Tăng-tử, người viết ra thiên Trung-dong thì là Tử-tư, Tống nho nói trắng như thế.
Chỗ đó mới là quái gở.
Cái gốc đã là giả hiệu, thế mà cái ngọn lại cố bảo là thực hiệu, thì ai mà tin cho được. Huống chi Kinh lễ hơn 40 thiên, sao các thiên khác không biết soạn giả là ai, mà hai thiên này lại biết chắc của hai người ấy?
Trở lên, bấy nhiêu chứng cớ, tưởng cũng đủ cho chúng ta nhận thấy hai cuốn Đại-học Trung dung cũng như sách Lễ-ký, không phải sách của Khổng môn chép ra, không thể dùng làm tài-liệu khảo-cứu Khổng tử.
Giả sử nhường đi một bước, chúng ta hãy tạm gác sự vô lý lại đó mà nhận Đại-học, Trung-dung là của Tăng-tử, Tử-tư soạn ra đi nữa, thì nó cũng chỉ là những tư-tưởng