Bước tới nội dung

Trang:Phe binh Nho giao Tran Trong Kim.pdf/33

Văn thư lưu trữ mở Wikisource
Trang này đã được hiệu đính, nhưng cần phải được phê chuẩn.
31
PHE BINH NHO GIAO

Trong đoạn này, chỉ có nửa trên đúng với tư-tưởng của Khổng tử, trong khi dạy học, Khổng-tử thật ít nói đến việc quỉ thần, hay sự sống chết. Nhưng còn nửa dưới, thì nó chỉ là nghĩa ở đầu sách Đại-học mà thôi, sao biết ý của Khổng-tử như thế?

Trong sách Đại-học, về chỗ này, ngoài câu « Đại-học là di-thư của Khổng-môn » do Trình-Di[1] nói ra, không có một vết tích gì có thể nhận là ý của Khổng-tử, cho đến những chữ « Tử viết », « Khổng-tử-viết » hay « Trọng-Ny viết» cũng không có nữa.

Đem cái ý ấy mà so với sách Luận-ngữ, là sách đích của Khổng-môn còn lại, cũng không thấy nó hợp với chương nào câu nào.

Thế thì căn cứ vào đâu mà võ-đoán rằng đạo của Khổng là vậy.

Tác-giả chừng cũng tự biết như vậy, cho nên tiếp đó mới nói gượng rằng:

« Đạo của Khổng-tử lấy chữ « chí thiện » làm cực điểm. Chí-thiện tức là nhân. »

Đó là ý của Tống nho, Khổng-tử không nói thế, hay nói dưa dứa như thế bao giờ.


  1. Một người tiêu biểu của Tống nho, cách Khổng-tử chừng 1.500 năm.