Bước tới nội dung

Trang:Phe binh Nho giao Tran Trong Kim.pdf/38

Văn thư lưu trữ mở Wikisource
Trang này đã được hiệu đính, nhưng cần phải được phê chuẩn.
36
PHE BINH NHO GIAO

của mình. Tư tưởng của cổ nhân thế nào người ta chỉ nói vừa đủ thế ấy. Hay, dở thì mặc cổ nhân, tự mình không được nói hơn, nói kém. Nhất là không được đem những tư tưởng của cổ-nhân mà uốn nắn, đẽo gọt, tô-điểm cho hợp với xu hướng của thời đại.

Là vì thời-đại thay đổi luôn luôn, mà triết-lý thì vĩnh viễn sống ở vũ-trụ. Những chỗ hay, dở của các môn triết học, chẳng qua vì sự thay đổi của các thời-đại mà ra, không phải là sự nhất định. Những điều đời xưa vẫn cho là hay, bây giờ phần nhiều đã thấy là dở, thì những điều bây giờ đương cho là dở, chắc đâu sau này lại không có lúc phải nhận là hay? Vì thế một nhà khảo cứu triết-học, lúc nào cũng phải đứng ở địa vị khách quan, không nên theo ý kiến của dư luận nhất thời mà mong cho cổ nhân hay thêm, để mình dự phần thơm lây, hay sợ cổ nhân có dở thì mình cũng bị nhục lây.

Nhưng, một người An-nam ở đất Annam, khảo cứu về tư tưởng của đời Khổng-tử, muốn đạt được mục đích ấy, cũng phải tốn công lắm lắm. Bởi vì bao nhiêu danh từ về đời Khổng-tử, đến nay đã cách hơn hai nghìn năm, ý nghĩa của nó thay đổi rất nhiều. Có khi cùng một chữ đó, đời