Bước tới nội dung

Trang:Phe binh Nho giao Tran Trong Kim.pdf/44

Văn thư lưu trữ mở Wikisource
Trang này đã được hiệu đính, nhưng cần phải được phê chuẩn.
42
PHE BINH NHO GIAO

Chính-thể nào cũng phải có quân-quyền. quân-quyền do một người giữ thì gọi là đế là vương, mà do một bọn người của công-dân đã thừa-nhận cho giữ, thì gọi là thống-lĩnh; đế vương hay thống-lĩnh đều thuộc về nghĩa chữ quân cả. Vậy nên đối với việc chính-trị của một nước, Khổng-giáo lấy cái nghĩa quân thần làm trọng.

«Ở trong nhà thì con phải hiếu với cha mẹ, ở trong nước thì thần dân phải trung với quân. Hai chữ trung-quân không nên theo như người ta vẫn hiểu là chỉ trung với người làm đế làm vương mà thôi, nhưng có thể hiểu theo nghĩa rộng là trung với quân-quyền trong nước...»

Trời ơi, nếu quả như thế, thì Khổng-tử chẳng những không khác Jean Jacques Rousseau mà còn giống cả Karl Marx và Lénine nữa.

Giải nghĩa kiểu ấy, cố nhiên hợp với phong-trào dân-chủ ngày nay, nhưng mà người Tàu vị-tất đã chịu. Là vì nếu thật chữ quân có nghĩa là quân quyền thì ra mấy nghìn năm nay, cả nước nhà họ đều dùng sai nghĩa của nó. Cho đến chính mình Khổng-tử cũng hiểu sai nữa.

Nhưng sự thực chủ nghĩa trung-quân của Khổng tử đâu được mênh mông vô bờ bến vậy?