Nội trong các sách thuộc về Khổng giáo, không có chỗ nào phân biệt quân quyền với bản thân người làm đế vương.
Hơn nữa, trong cuốn Xuân-thu là sách chính tay Khổng tử làm ra, ngài không bỏ sót một ông vua nào của nước Lỗ mà không chép «công tức vị»[1], cho đến Hoàn công là kẻ giết anh để cướp ngôi vua, ngài cũng chép «công tức vị» như thường.
Lại khi Ai-công say đắm nữ-nhạc, biếng-nhác chính sự, ngài đã định bỏ ngôi quan, nhưng lại chờ cho đến lúc tế giao không chia phần thịt cho các đại-phu, mới đi, để khỏi lộ cái tội mê gái của vua.
Và có lần một viên Thái-tể hỏi ngài: « Chiêu-công biết lễ hay không ». Ngài đáp rằng có biết lễ. Trở ra, viên Thái-tể ấy bảo người khác rằng: « Ta nghe quân-tử không có bè-đảng. Té ra quân-tử cũng bè-đảng ư? Chiêu-công lấy vợ ở nước Ngô là người cùng họ. Nếu ông ấy mà cũng biết lễ, thì ai mà không biết lễ? » Nghe thấy chuyện đó, Khổng-tử nói rằng: « Khâu này may! nếu có lỗi, người ta ắt biết. » Đó là ngài muốn tỏ rằng: Chính mình cũng nhận Chiêu-công thật không biết lễ, chỉ vì
- ▲ Công lên Ngôi.