Trang:Phe binh Nho giao Tran Trong Kim.pdf/47

Văn thư lưu trữ mở Wikisource
Trang này đã được hiệu đính, nhưng cần phải được phê chuẩn.
45
PHE BINH NHO GIAO

mà theo, dẫu cha mẹ có đánh đập cũng không oán giận ».

Tiếp đó tác-giả dẫn luôn mấy câu chữ Hán:

« Sự phụ mẫu cơ gián, kiến chí bất tòng, hựu kính bất vi, lao-nhi bất oán 事 父 母 幾 諫 見 志 不 從 又 敬 不 違 勞 而 不 怨 » (Luận-ngữ Lý-nhân).

Thế nghĩa là cái đoạn quốc-văn ở trên dịch theo cái đoạn Hán-văn ở dưới. Lối đảo ngược ấy tác giả vẫn dùng luôn trong sách này.

Tôi không hiểu ông ấy căn-cứ vào cái gì ở sách Luận ngữ mà câu « lao-nhi bất oán », lại dám dịch là « dẫu cha mẹ có đánh đập cũng không dám oán giận »? chữ « lao » 勞 mà có nghĩa là đánh đập, thì thật là sự mới mẻ trong tiếng Tàu, người Tàu đến nay vẫn chưa biết.

Nhưng theo đúng nghĩa cũ của nó, thì câu ấy phải như thế này: « Dù vì cha mẹ mà phải vất-vả cũng đừng oán giận », có vậy thôi.

Sở dĩ tôi nhắc đoạn này, không phải cốt để bới lông tìm vết cái lỗi nhỏ ấy. Chủ ý của tôi muốn về điều sau đây:

Cứ như nguyên văn mấy câu Luận ngữ trên đó thì cái đạo hiếu của Khổng-tử