Trang:Phe binh Nho giao Tran Trong Kim.pdf/54

Văn thư lưu trữ mở Wikisource
Trang này đã được hiệu đính, nhưng cần phải được phê chuẩn.
52
PHE BINH NHO GIAO

cũng không nên nói «Hình-nhi thượng-học» «Hình-nhi hạ-học» của Khổng-tử.

Nhưng mà điều đó không cần bàn nhiều, vì nó chỉ là một sự nhỏ-nhặt. Cái đáng nói là tính-cách của sự phân-loại ấy.

Sáu chữ «Hình nhi thượng» và «Hình-nhi-hạ», không phải tác-giả đặt ra. Gốc gác của nó vốn ở thiên Hệ-từ thượng kinh Dịch. Nguyên-văn câu ấy thế này:

« Hình-nhi thượng giả vị chi đạo, hình nhi hạ giả vị chi khí ».

Gác hết những lời bàn phiếm của Tống-nho, thì thấy câu đó chỉ có nghĩa là: « Từ vật có hình-tượng trở lên gọi là đạo, từ vật có hình tượng trở xuống thì gọi là đồ » Có thế thôi.

Như thế, chữ « Hình nhi thượng » chỉ để chỉ về những cái vô-hình, mà chữ « Hình nhi hạ » thì để chỉ về những cái hữu-hình, đó là hai cái danh từ tương-đối, không có gì là phiền-phức cả.

Tác-giả cũng nhận « hình nhi thượng » chỉ là lẽ vô-hình, nhưng đến chữ « hình nhi hạ » thì lại cho là cái học thuộc về những điều quan-hệ đến nhân-sinh nhật-dụng của người ta.

Thì cũng kể là được đi. Bởi vì tác-giả