Trang:Phe binh Nho giao Tran Trong Kim.pdf/62

Văn thư lưu trữ mở Wikisource
Trang này đã được hiệu đính, nhưng cần phải được phê chuẩn.
60
PHE BINH NHO GIAO

nho, thấy họ nói sao, liền theo làm vậy, cho nên trong cuốn “Nho-giáo” không hề chú-ý đến chỗ sai lầm của sách cổ, và một đôi khi đã dùng những chỗ sai-lầm ấy để làm tài-liệu phán đoán tư-tưởng của Khổng-tử.

Cuốn I, trang 248, đoạn nói về kinh Dịch tác-giả có dẫn câu này của sách Luận-ngữ:

«Giả ngã sổ niên, tốt dĩ học Dịch, khả dĩ vô đại quá hĩ.»

Và dịch nghĩa là:

«Giá cho ta thêm được mấy năm nữa, để ta học Dịch cho trọn vẹn, thì khả-dĩ không có điều lầm lớn vậy».

Rồi chua thêm rằng:

« Trong chính-văn viết là: «Gia ngã sổ niên, ngũ thập dĩ học Dịch». Nhưng xét ra khi ngài về nước Lỗ, định lại kinh Dịch, thì ngài đã gần 70 tuổi, vậy chữ «ngũ thập» ở đây không có nghĩa. Chắc là chữ «tốt» người ta chép lầm ra chữ «ngũ thập».

Luôn thể tác giả tán rằng:

« Một bộ sách thánh-nhân đã phải dụng-tâm đến như thế và cho là khó hiểu như thế tất là có bao nhiêu cái tư tưởng kỳ diệu... »

Phải, trong sách «Luận-ngữ tập-chú», dưới chương này Chu-Hy đã có dẫn lời Trình-Di nói rằng: ông ta từng đọc sách