Trang:Phe binh Nho giao Tran Trong Kim.pdf/64

Văn thư lưu trữ mở Wikisource
Trang này đã được hiệu đính, nhưng cần phải được phê chuẩn.
62
PHE BINH NHO GIAO

Trong kinh Xuân thu, bốn chữ ấy đứng riêng một chương, trên và dưới nó không có chữ nào khác nữa.

Bảo rằng Khổng-tử vì tôn vua nhà Chu, cho nên tuy không việc gì cũng chép tháng giêng nhà vua thì rất không thông. Bởi vì nhà Chu lấy tháng kiến-tý (tháng mười một) làm đầu năm, tháng giêng của nhà Chu tức là mùa đông, sao lại nói là mùa xuân? Còn nói Khổng-tử vì muốn thực-hành chí mình, cái chí muốn dùng lịch của nhà Hạ, (lấy tháng kiến dần làm đầu năm), nên mới chép thế, thì lại mâu-thuẫn hơn nữa. Vì theo lễ-tục của Tàu, thì đổi chính sóc[1] tức là một cuộc cách-mệnh rất lớn. Nếu đổi chính-sóc của nhà Chu tức là làm cách-mệnh với nhà Chu rồi, còn gì là tư-tưởng tôn Chu?

Với bốn chữ này, tiên nho cãi nhau đã nhiều. Trong cuốn «Văn-minh tân-học sách» của Đông-kinh nghĩa-thục đã có phê-bình mấy câu rất đúng như vầy:

«Xuân-vương chính nguyệt» chỉ là một câu của thánh-kinh, thế mà kẻ cho là tháng giêng của nhà Ha. kẻ cho là tháng giêng của nhà Thương, kẻ cho là tháng giêng của nhà Chu, đàn mõ đua kêu, rút lại làm thành một lời


  1. tháng giêng và ngày mồng một