Bình, cao thượng thay con người ấy. Quân tử thay con người ấy. Càng đọc « Đứa cháu đồng bạc » về đoạn cuối, ta càng trầm trồ Bình.
Bình là một « nhân vật kiểu-mẫu » của ông Lê văn-Trương, một siêu-nhân (theo tiếng các nhà phê bình gần đây, đã mạng danh cho các nhân-vật chánh trong tiểu thuyết của họ Lê).
Một siêu nhân, thật vậy!
Bình ở đây khác nào Linh ở trong « MỘT NGƯỜI »[1] An ở trong MỘT LƯƠNG TÂM TRONG GIÓ LỐC »[1].
Trong phạm vi tả-thiệt, ông Lê văn-Trương thật đáng trách vì đã tạo nên những siêu nhân ấy.
Nhưng nếu Bernard Shaw, kịch-sĩ đại danh nước Đức, đã nói: « kịch không phải là đời », thì tưởng Lê văn-Trương cũng có thể nói được: « tiểu-thuyết đôi khi cũng không phải là đời ».
Làm tiểu-thuyết đôi khi không phải là đời, ông Lê văn-Trương đã bị một vài ngọn bút phê-bình công-kích: nhưng trái lại, ông được đa số thanh-niên hiếu thắng hăng hái hoan nghinh.
Thanh niên mê Lê văn-Trương, khác nào trẻ thơ mê « kiếm hiệp »! – mê những cao-siêu, những lý-tưởng.
Thanh niên ta phần đông hiện đang suy hèn bạc nhược... ông Lê văn-Trương mạnh bạo đem gieo rắc cho họ những tư tưởng anh hùng quân tử – mặc dầu đượm màu lý-tưởng – kể cũng là hay!
Đọc Lê văn-Trương, ta truy ra được ở ông 3 chủ-trương
– Một công kích đàn bà;
– Hai chưởi quan trường;
– Ba lật mặt thế lực kim iền.
« Ngựa thuần rồi mời ngài lên ». « Dưới bóng thần Vệ-nữ », « Đàn bà là thoi sắt đỏ, ta phải là anh thợ