Trang:Pho Thong 41.pdf/148

Văn thư lưu trữ mở Wikisource
Trang này đã được hiệu đính, nhưng cần phải được phê chuẩn.
146
PHỔ-THÔNG BÁN-NGUYÊT-SAN

rèn » (xem Ich-Hữu). « Tôi đã sợ đàn bà lắm rồi » (xem Tiểu-thuyết thứ bảy) là những bản cáo-trạng lên án đàn bà nghiêm khắc.

« Một người » chưởi quan trường ngay mặt và thậm tệ.

« Trong ao tù trưởng giả », « Đứa cháu đồng bạc » mạt sát thế lực kim tiền.

Hai tác-phẩm, một chủ trương. Có điều « Trong ao tù trưởng-giả » chưởi bọn trai « đảo mỏ » vợ; mà « Đứa cháu đồng bạc lại lên án bọn gái « đào mỏ » chồng.

Lê văn-Trương dàn truyện mạch lạc tinh túy, có ý truyện ly kỳ. Nhưng phải cái ông hay « rao » và hay triết-lý suông!

Bạn là người Hà-nội? Bạn tất phải phát cáu lên với ông trong quyển « Một người ». Về Hà-nội, ông nói ở đoạn đầu nhiều, nhiều lắm!

Bạn là người ở Sài-gòn? Bạn tất phải nổi nóng vì ông trong « Cô tư Thung » và « Một trái tim » Ai đời! ông lại kéo nhằng nhằng về Saigon và về Cholon trong hầu hết đoạn đầu của hai quyển nầy.

Nhưng nếu là người Hà-nội mà bạn đọc Cô tư Thung hay « Một trái tim », bạn sẽ hết cáu;

Nếu là người Sàigòn mà bạn đọc « Một người » bạn sẽ hết nóng.

Bạn càng sẽ hết nóng hết cáu nữa, nếu trước khi đọc Lê-văn-Trương, bạn đã đọc qua V. Hugo, Huxley, Sin-clair Lewis – nhà văn hào lải nhải nhứt của châu Mỹ. (Nhưng cũng chính cái lải nhải của ông ta nó đã bưng ông ta lên địa-vị quán quân giải văn-học Nobel năm 1929 với quyển « Babbit ».

Còn đến chuyện triết-lý suông phân tách tâm lý, thì bạn cũng chớ quá vội hớp tớp, bạn hãy đọc P. Bourget trước đi...

Tuy nhiên, tôi cũng công nhận rằng: « P. Bourget triết-lý, diễn tả trạng thái tâm hồn cá-nhân mà vẫn tự chủ được mình ».