Trang:Pho Thong 41.pdf/152

Văn thư lưu trữ mở Wikisource
Bước tới điều hướng Bước tới tìm kiếm
Trang này đã được hiệu đính, nhưng cần phải được phê chuẩn.
Khảo về nguồn gốc các thể thơ từ của Trung-quốc[1]

Sở-từ

Sở-từ là một lối thơ riêng của dân-tộc nước Sở về đời Chiến-quốc. Lối thơ này, ở giữa hoặc ở cuối mỗi câu có một chữ hề 兮.

Chữ hề này có người đã dịch ra chữ chừ để đem lối thơ này áp-dụng vào trong thơ ta.

Và như:

Lên mái lầu cao chừ, trông về quê-hương.
Quê-hương cách xa chừ, mây giời một phương.

Đó là hai câu đầu trong bài thơ « Lên cao trông quê » của tôi làm theo lối thơ Sở-từ, mà đã in trong tập Hồn Quê dạo trước.

Lối này có lẽ phát-sinh từ lối ca-dao của nước Sở. Bọn văn-sĩ Sở là Khuất Nguyên, Tống Ngọc dùng nó làm ra từ phú, mới khiến cho lối Sở-dao ấy được nổi bật lên ở trong nền văn-học của Tàu.

Khuất Nguyên có làm bài Ly-tao. Tống Ngọc có làm bài Cửu-biện. Ngoài ra còn những bài Cửu-chương, Cửu-ca, theo như Vương Dật đời Hán thì bảo đều của Khuất Nguyên cả. Nhưng xét tính-chất những bài ấy phần nhiều bác-tạp, không thể bảo của Khuất Nguyên được, có lẽ đó là những bài làm ra bởi những văn-sĩ vô danh hay đám dân-gian nước Sở hồi bấy giờ.

Về sau, như bài hát Cai-hạ của ông Hạng Vũ, bài hát Đại-phong của vua Hán Cao, bài từ Thu-phong của vua

  1. Coi từ số 35