Trang:Pho Thong 41.pdf/8

Văn thư lưu trữ mở Wikisource
Trang này đã được phê chuẩn.
6
PHỔ-THÔNG BÁN-NGUYÊT-SAN

— Thấy con dấu đóng ở Qui-nhơn, hẳn là điện-tín của nhà chị đấy. Mở xem đi, nếu có việc gì gấp sẽ biết mà liệu

— Dạ, con sẽ xem...

Nghi nói thế rồi quày quả trở xuống bàn mình ngồi.

Đại khái gia-đình của Nghi, bà giáo vẫn có biết, và nhất là mẹ Nghi lâm-bệnh nặng trong mấy tháng nay, bà cũng có hay tin, nên đối với cô, bà muốn tỏ chút tình săn-sóc. Nhưng Nghi là một cô-bé tinh-khôn lắm, trong thâm-tâm có một dự-định thế nào đó cho nên mới làm ra bộ tỉnh-táo trong khi bắt được điện-tín nhà, mà ở đó đương có mẹ già đau nặng.

Nghi theo luôn hai giờ học nữa, vẫn chép bài của thầy đọc cho, vẫn đáp những câu thầy hỏi như những ngày thường, không lộ ra một ý gì tha-thiết hay bối-rối. Sự trấn-tĩnh ấy làm cho các nữ-sinh đồng lớp không để ý đến chuyện mới rồi nữa, họ quên bẵng rằng Nghi mới vừa có nhận một tin gì quan-trọng bằng điện-tín trước mặt mọi người.

Mười giờ rưỡi, tan học. Nghi tránh các bạn quen, lủi-thủi đi về nhà trọ. Dọc đường. cô mếu-máo, lẩm-bẩm một mình:

— Thôi, chắc mẹ mình chết rồi, còn gì nữa!

Vừa nói vừa mở bức điện-tín ra. Quả nhiên! Ấy là do người anh của Nghi đánh cho, tại Qui-nhơn, ngày 5 mars, 1922, chính-văn bằng quốc-