Trang:Quan niem ve cuoc nhan sinh.pdf/15

Văn thư lưu trữ mở Wikisource
Trang này đã được hiệu đính, nhưng cần phải được phê chuẩn.

Ta nhờ khoa-học mà có cái biết rộng hơn ra một chút, nhưng lại vì khoa-học mà lại bị nhiều điều cay đắng, thành thử được cái này mất cái nọ, lòng người ta vẫn cứ đau-đớn tê-mê, mà lại không biết đâu là bờ là bến để chạy vào đấy mà náu mình cho được một chút yên lặng. Ấy cái cuộc nhân-sinh của người ta đời nay đại khái như vậy.

Đối với cái hiện-trạng như thế, ta làm thế nào mà giải-quyết được cái vấn-đề nhân-sinh của ta cho thuận thời và hợp cảnh? Muốn giải-quyết được cái vấn-đề ấy, tôi tưởng ta nên biết rõ thế nào là cuộc đời. Cứ như cái học-thuyết của Phật-giáo, thì đời là một cuộc tương-đối (une relativité), sự sống ở đời là một dây tương-tục (une succession). Cuộc đời tựa như giòng nước chảy ở giữa sông, hết lớp này đến lớp khác, trùng-trùng điệp-điệp, chỗ rộng chỗ hẹp, chỗ sâu chỗ nông, lúc mạnh lúc yếu lúc trong lúc đục, vô-thường vô-định. Con sông chảy nhiều và mạnh là con sông lớn, con sông chảy ít và chậm là con sông nhỏ. Con sông là con sông bởi có sự chảy, cũng như cuộc đời là cuộc đời bởi có sự biến-hóa tương-tục. Sự biến-hóa ấy bởi cái lẽ nhân quả tương duyên với nhau, cho nên cứ luân-chuyển mãi không thôi. Muốn biết cho rõ cái lý-thuyết ấy, thì ta hãy đem suy ra ở thân ta: Từ lúc mới sinh ra cho đến khi khôn lớn, ta thấy cái hình-hài và cái trí-não của ta cứ ngày ngày biến đổi luôn. Cái thân của ta lúc mới lên hai lên ba tuổi, và cái thân của ta lúc mười-chín hai-mươi tuổi không có gì là giống nhau cả, mà cái trí của ta lúc lên chín lên mười tuổi và cái trí của ta lúc hai ba mươi tuổi khác nhau hẳn. Thế mà ta vẫn cho là ta có một thân một trí, là bởi sự biến đổi trong thân trong trí của ta nó liên-tiếp nhau thành ra ta không biết và vẫn tưởng là một. Nhưng nếu ta lấy những hiện-trạng đã có cách quãng độ năm bảy năm hoặc mươi mười-lăm năm, mà ta đem so-sánh với nhau, thì ta thấy cái ta có lúc này, lúc

13