Trang:Quan niem ve cuoc nhan sinh.pdf/17

Văn thư lưu trữ mở Wikisource
Trang này đã được hiệu đính, nhưng cần phải được phê chuẩn.

thành, gọi theo tiếng nhà Phật là cái ngã đã thành, mà cái hiện-tại đại ý-dục gọi là cái ngã hiện-tại.

Cái ngã đã thành là cái đã có hình-thức thuộc về phần vật-chất có thể cảm-xúc được, nghĩa là có hình ảnh hiện lộ ra để ta xúc-tiếp và cảm-giác được. Cái ngã hiện-tại của ta là cái ta trông không thấy, nghe không thấy, sờ không thấy; cái ấy không có hình-thức, không thuộc về phần vật-chất, mà ta thường gọi là tâm, hay là tinh-thần. Cái ngã hiện-tại bao giờ cũng hướng tiền mả hoạt-động.

Nói hoạt-động là nói đem cái ngã hiện-tại, tức là cái tâm, cái tinh-thần, mà phấn-đấu với cái ngã đã thành, tức là cái đã thành định-cục. Nói cách khác nữa, là nói đem cái đại ý-dục mà làm mọi sự, để khiến cái cục-diện đã có, biến-cải thành ra cái cục-diện khác. Nói tóm lại, sự sinh-hoạt là sự đem tâm-trí mà làm hết việc này đến việc khác để biến đổi các cái thái-độ đã có ra những cái thái-độ khác có phần tốt đẹp hơn.

Vậy sinh-hoạt là dùng cái tâm, cái tinh-thần, mà phấn-đấu với cái định-cục. Tại sao lại có sự phấn-đấu? Phàm khi nào cái ý-dục yêu-cầu hướng tiền mà hoạt-động, thì có cái định-cục làm ngại-trở. Ví như đang đi đường bỗng có tảng đá lớn chắn ngang đường đi không được, ta muốn đi, thì tất phải dùng sức mà lăn tảng đá ấy đi chỗ khác. Ấy tảng đá là cái ngại-trở, là cái cục-diện đã định. Nếu cái tâm muốn yêu-cầu được như ý-nguyện, thì cái tâm khiến ta nỗ-lực mà biến-cải cái cục-diện kia. Sự nỗ-lực để biến-cải cục-diện như thế gọi là phấn-đấu.

Đó là sự phấn-đấu với phần vật-chất. Lại còn thứ phấn-đấu với phần tinh-thần nữa. Thí-dụ một người, có ý-kiến muốn yêu-cầu mọi người cũng đồng ý với mình, nhưng chưa biết mọi người có đồng ý với mình hay không. Cái ngại-trở là cái tâm của mọi người. Nếu muốn được mọi

15