Trang:Quoc van trich diem 1930.pdf/100

Văn thư lưu trữ mở Wikisource
Trang này cần phải được hiệu đính.
80
TRUYỆN

Cung-oán) tả một cách bóng-bẩy (style imagé), thường mượn các vật ngoài mà hoặc ám-chỉ vào các vẻ trong người (métaphores) như khuôn trăng, nét ngài, làn thu-thủy, nét xuân-sơn; hoặc so sánh với các cái trong người (comparaisons) như hoa cười, ngọc thốt, mây thua nước tóc, tuyết nhường mầu da. 2º) Muốn cho nẩy tài sắc Thúy-Kiều thì tác-giả trước hãy tả Thúy-Vân rồi mới tả Thúy-Kiều để sóng vào đấy, khác nào như đem một bức tranh tuyệt đẹp mà để sóng với một bức đẹp vừa thì cái hơn kém thật rõ-rệt lắm.

76 — KIỀU ĐI CHƠI THANH-MINH GẶP MẢ ĐẠM-TIÊN

TIỂU DẪN. — Đoạn này tiếp ngay với đoạn trên. Nhân ngày hội Thanh-minh, Kiều cùng hai em đi tảo mộ và chơi xuân, nhân thế mà gặp mả Đạm-Tiên và chàng Kim-Trọng là hai việc rất có ảnh-hưởng đến cuộc đời Kiều sau này.

Ngày xuân con én đưa thoi 1,
Thiều-quang chín chục đã ngoài sáu mươi 2.
Cỏ non xanh rợn chân trời,
Cành lê trắng điểm một vài bông hoa[1].
Thanh-minh, trong tiết tháng ba,
Lễ là Tảo-mộ, hội là Đạp-thanh 3.
Gần xa nô-nức yến anh 4,
Chị em sắm sửa bộ hành chơi xuân.
Dập-dìu tài-tử giai-nhân,
Ngựa xe như nước, áo quần như nen 5;
Ngổn-ngang gò đống kéo lên,
Thoi vàng-vó (hồ) rắc, tro tiền giấy bay.
Tà-tà bóng ngả về tây,
Chị em thơ-thẩn dan tay ra về.
Bước lần theo ngọn tiểu-khê,
Nhìn xem phong-cảnh có bề thanh-thanh.
Nao-nao dòng nước uốn quanh,
Dịp cầu nho-nhỏ cuối ghềnh bắc ngang.
Sè-sè nắm đất bên đường,
Dầu-dầu ngọn cỏ nửa vàng nửa xanh.
Rằng: « Sao trong tiết Thanh-minh,
« Mà đây hương khói vắng tanh thế mà? »


  1. Huê.