Bước tới nội dung

Trang:Quoc van trich diem 1930.pdf/142

Văn thư lưu trữ mở Wikisource
Trang này cần phải được hiệu đính.

PHÚ


PHÉP-TẮC VỀ LỐI PHÚ

Phú cũng là một lối văn vần. Phú nghĩa đen là tả cảnh, nên phú thường làm để tả cảnh, tả tình, tả phong tục.

I. — Luật phú

Cách hạ vần. — Làm phú có nhiều cách hạ vần:

a) Độc vận là tự đầu đến cuối theo một vần.

b) Hạn vận là đã chọn sẵn một câu làm vần thì cứ theo đúng thứ-tự những chữ trong câu ấy mà hạ vần.

c) Phóng vận là trái lại với hạn vận, muốn làm theo vần nào cũng được.

Mỗi bài phú chia làm nhiều đoạn. Trong mỗi đoạn có nhiều câu, mỗi câu có 2 vế đối nhau thì chỉ phải hạ vần ở cuối vế thứ nhì, trừ khi nào đặt lối câu tứ tự liên châu (sẽ nói sau) không kể. — Trong bài phú hạn-vận, cả một đoạn cùng chung một vần gọi là một vần phú.

Cách đặt câu. — Phú tùy mình muốn đặt mỗi vần (hay mỗi đoạn) mấy câu, mỗi câu mấy chữ cũng được.

a) Đại-để thì mỗi vần thoạt tiên phải đặt vài bốn câu 4 chữ gọi là câu tứ-tự hoặc theo lối liên-châu, nghĩa là vần câu trên liên tiếp với vần câu dưới; hoặc theo điệu bằng trắc đối nhau thì chỉ phải hạ vần ở cuối vế thứ nhì thôi. Tỉ dụ:

Há phải là ma Vần liên-châu.
Quyến dũ người ta!
Suốt từ trên dưới,
Lan khắp gần xa (Bài phú Cờ bạc)

b) Rồi đến vài bốn câu mỗi vế độ 6, 7 chữ hoặc 8, 9 chữ đối nhau gọi là câu song quan. Tỉ dụ:

Quyển đệ tam viết đã xong rồi;
Bảng đệ tứ chưa ra còn ngóng. (Bài phú Hỏng thi)

c) Lại đến một vài câu mỗi vế chia làm 2 đoạn; một đoạn ngắn một đoạn dài, hoặc trên 4 dưới 6, hoặc trên 6 dưới 4; hoặc nhiều hơn