Trang:Quoc van trich diem 1930.pdf/151

Văn thư lưu trữ mở Wikisource
Trang này cần phải được hiệu đính.
131
VĂN-TẾ VŨ-TÍNH VÀ NGÔ-TÒNG-CHU

CHÚ THÍCH. — 1. Nghĩa là hòn ngọc đập tan ra vẫn giữ vẻ trắng, cây trúc đốt cháy đi cũng còn nguyên đốt ngay; ý nói: bực trung nghĩa dẫu thác đi mà còn lưu tiếng thơm để gương sáng về đời sau. — 2. Vạc Hán chữ nho là Hán-đỉnh. Vạc là biểu-hiện ngôi vua; Hán là một họ vua bên Tàu. Câu này ý nói giúp nhà vua lúc hoạn nạn. — 3. Xe Đường là xe của vua nhà Đường bên Tàu chạy loạn; câu này ý nói giúp nhà nước lúc loạn lạc. — 4. Gác tía là chỗ bà công-chúa ở; câu này nói việc ông Tính lấy em đức Gia-Long. — 5. Cung xanh là chỗ ông Thái-tử học; câu này nói việc ông Chu làm phụ-đạo cho Đông-cung Cảnh. — 6. Tiêm cừu: giết quân thù. — 7. Miền biên khổn: chỗ bờ cõi. Bấy giờ đức Gia-Long mới thu phục được Gia-định, nên thành Qui-nhơn cũng kể là nơi biên thùy. Chia sức giặc là vì có ông Tính giữ vững thành ấy, nên quân Tây-Sơn không thể dời đấy mà ra ngoài bắc được. — 8. Phú-xuân tức là Huế, nhờ có hai ông giữ vững thành Qui-nhơn nên đức Gia-Long thừa cơ ra đánh lấy được Phú-xuân. — 9. Thỉ thạch là tên và đạn; í hưu là hai giống thú dữ, ví với các quân lính hùng dũng. Đã mấy lần đức Gia-Long bảo ông Tính đánh tan vòng vây mà thoát ra để theo ngài, nhưng ông sợ làm thế thì tất sau Tây-Sơn tức giận giết hết sĩ tốt, nên ông đành chịu chết để cứu lấy quân sĩ. Lúc chết ông có viết thư cho tướng Tây-Sơn về việc ấy, khi tướng Tây-Sơn vào thành cũng thể lòng ông mà không giết róc ai cả. — 10. Bộ khúc là những tướng tá quân lính thuộc dưới quyền mình. — 11. Tinh trung là hồn trung nghĩa thiêng liêng. — 12. Liêu bằng là các bè bạn cùng làm quan với mình. — 13. Đãng định là dẹp định hết giặc-giã. — 14. Nhung mạc là màn quan tướng ở trong quân. — 15. Cổn hoa là sắc mệnh của vua ban cho, vinh hiển như khoác áo cổn-hoa vào mình. — 16. Điển cũ: Thần sông núi Nhạc giáng sinh làm những bực danh tướng giúp nước phò vua. Đây nói hai ông ấy chết, về nơi sông Hà núi Nhạc, anh-kh thiêng-liêng, phù hộ cho vua cho nước. — 17. Mao là cờ, việt là giáo, nghĩa chung là đồ binh để đánh giặc; sắp mao việt là đánh tan hết giặc rồi.

CÂU HỎI. — I. Ý tưởng. — 1. Tóm đại ý mỗi đoạn trong bài này.

2. Tài chí hai ông thế nào? — Sự nghiệp hai ông những gì? — Công trạng hai ông giữ thành bình-định thế nào? Trong cuộc thống nhất sơn hà của vua Gia-Long công hai ông thế nào? — Lúc hai ông chết thế nào?

II. Lời văn. — 1. Nghĩa những chữ: quyên sinh, điên bái, thao-lược, kinh-luân. — Chém gai, cầm bút: ý nói gì? — Nghĩa những chữ: dạ khuông phù, lòng ủy ký. — Hậu quân là nói ai? Lễ-bộ là nói ai? —