Trang:Quoc van trich diem 1930.pdf/171

Văn thư lưu trữ mở Wikisource
Trang này cần phải được hiệu đính.

TỨ-LỤC

Lối tứ-lục tương-tự như lối phú, nhưng không có vần, thường hay đặt câu cách-cú, hoặc trên 4 dưới 6, hoặc trên 6 dưới 4 (bởi thế gọi là tứ-lục), nhưng muốn đặt dài hơn nữa cũng được.

Văn tứ-lục thường dùng làm những bài chiếu, biểu, chế, sắc. Chiếu là lời vua thi lệnh; ân-chiếu là lời vua ban ra khi có khánh-hỉ, hay để ra ân cho kẻ phạm tội hay kẻ bị hoạn-nạn; di-chiếu là lời vua dặn lại lúc thăng-hà. Chế, sắc là lời vua phong thưởng cho các quan hoặc bách (bá)-thần. Biểu là lời thần dân dâng lên vua; biểu hạ là lời mừng vua khi có khánh-tiết (nguyên-đán, vạn-thọ, vân vân); biểu tạ là lời tạ ơn vua khi được phong thưởng.

Lời chiếu sắc phải làm ra giọng nghiêm-trang điển-nhã; lời biểu làm ra giọng khiêm-tốn thù-phụng.


103 — BÀI CHIẾU CỦA ĐỨC MINH-MỆNH[1] KHUYÊN RĂN THẦN DÂN VỀ LÚC ĐẦU NĂM

Chiếu rằng, trẫm nghe:

Kinh Lễ có lời « bố chính » 1 về tháng giêng,

Kinh Dịch có câu « thân mệnh » 2 ở quẻ Tốn.

Bởi thiên đạo sinh sinh không hết, đông lại sang xuân;

Nên nhân-quân chăm chút không quên, sau lo tự trước.

Vậy câu « Sắc thiên » 3 nói ở trong Thuấn-điển 4, phải kính từng việc từng giờ;

Nay lời « kinh thế » 5 bày ở trong Cơ-trù, 6 phải đem làm khuôn làm phép.

Kính nghĩ đứng Hoàng-khảo Thế-tổ Cao-hoàng-đế 7 ta:

Thông minh bẩm tính,

Trí dũng kiêm toàn.

Đánh một trận nên nghiệp gian nan, « mao việt » 8 mở cơ-đồ dằng-dặc;

Mưu trăm năm lo đường nối dõi, « thạch quân » 9 đủ phép tắc rõ ràng.


  1. Mạng.