Bước tới nội dung

Trang:Quoc van trich diem 1930.pdf/180

Văn thư lưu trữ mở Wikisource
Trang này cần phải được hiệu đính.
160
VĂN XUÔI CỔ

phải đạo thần-tử; nhược bằng khinh bỏ sách này, trái lời dạy bảo, thì tức là kẻ nghịch thù.

Bởi cớ sao? Bởi giặc Nguyên cùng ta, là kẻ thù không đội trời ở chung, thế mà các ngươi cứ điềm-nhiên không nghĩ đến việc báo thù, lại không biết dạy quân sĩ, khác nào như quay ngọn giáo mà đi theo kẻ thù, giơ tay không mà chịu thua quân giặc; khiến cho sau trận Bình-lỗ 15 mà ta phải chịu tiếng xấu muôn đời, thì còn mặt mũi nào đứng trong trời đất nữa. Vậy nên ta phải làm ra bài hịch này để cho các ngươi biết bụng ta.

Trần-quốc-Tuấn

(Bản dịch nguyên-văn chữ nho của ông Trần-trọng-Kim trong quyển Việt-nam sử-lược I, trang 113-116).

CHÚ THÍCH. — 1. Đây tác-giả kể tên các người trung-thần nghĩa-sĩ đời xưa ở bên Tàu. Kỷ-Tín là một người bầy tôi vua Hán Cao-tổ, lúc vua bị Hạng-Vũ vây ở Vinh-dương nguy cấp lắm, Tín giả làm vua Cao-tổ ra hàng, bị giết, nhân thế vua được thoát nạn. — 2. Bầy tôi vua Sở Chiêu-vương về đời Xuân-thu. — 3 và 4. Người đời Chiến-quốc bên Tàu. — 5. Một ông vua nhà Đường. — 6. Người đời Đường. — 7 và 8. Người đời Tống. — 9. Tên một quả (trái) núi ở tỉnh Tứ-xuyên bên Tàu, quân Tống và quân Mông-cổ đánh nhau một trận to ở đấy. — 10. Mông-Kha (Mungke) là tướng Mông-cổ và là anh Hốt-tất-Liệt đánh nhà Tống lấy nước Tàu. — 11. Tướng Mông-cổ đánh lấy Nam-chiếu (tức là Vân-nam). — 12. Hốt-tất-Liệt (Koubilai) là tướng Mông-cổ, sau lên làm vua nước Tàu, tức là Nguyên Thế-tổ. — 13. Vân-nam-vương tức là con Hốt-tất-Liệt. — 14. Hai tay bắn cung giỏi có tiếng về đời Hạ. — 15. Tên thành ở tỉnh Thái-nguyên, ông Lý-thường-Kiệt phá quân Tống ở đấy.

CÂU HỎI. — I. Ý tưởng. — Hịch là gì? Mục đích bài này thế nào? Tác-giả dùng những cách gì để khuyến-khích tướng-sĩ? Đọc bài này thấy xúc-động những cảm tình gì?

2. Chia các đoạn mạch trong bài này: — 1. Dẫn tích xưa để khuyến khích tướng sĩ: a) gương tốt của các người đời xưa; b) gương tốt của các người gần đây (Tống, Nguyên). — 2. Nói nỗi nhục khổ bấy giờ. — 3. Cách ngài hậu đãi tướng sĩ. — 4. Trách bọn tướng sĩ không biết lo và nói nỗi nguy-nan thế nào. — 5. Khuyên nên cẩn thận luyện tập để đánh tan quân giặc hưởng phần vinh dự. — 6. Giục tướng sĩ nên luyện tập theo quyển « Binh-thư yếu-lược ».