Trang:Quoc van trich diem 1930.pdf/181

Văn thư lưu trữ mở Wikisource
Trang này cần phải được hiệu đính.
161
NGUYỄN-TRÃI

II. Lời văn. — 1. Nói qua về các điển-tích trong bài này: Kỷ-Tín, Do-Vu, Dự-Nhượng, Thân-Khoái v. v. — Nghĩa những chữ lam chướng, nhiễu-nhương. — Ngụy-sứ là nói ai? — Lưỡi cú diều, thân dê chó: ý nói gì? — Của kho có hạn, lòng tham không cùng: nói rõ hai câu ấy tương-phản với nhau (antithèse). — Tác-giả tả nỗi căm tức của mình thế nào? — Trong đoạn thứ 4 tác-giả đem các cái ham mê của tướng sĩ mà đối với các cái tai họa sau này: nói rõ những cái ấy ra. — Nghĩa những chữ: thái-ấp, gia-thanh. — Trong đoạn thứ 5 có một đoạn trái hẳn lại với quãng cuối đoạn trên (4): nói rõ sự tương-phản ấy.

2. Trong bài này có nhiều câu đối nhau (nói rõ ra) và nhiều chữ lắp đi lắp lại (nói rõ những chữ trùng điệp ấy làm cho hơi văn mạnh ra.

3. Lời văn bài này có giọng gì? Đọc lên trong thần-trí cảm-giác thế nào?

106 — BÌNH ÔNG ĐẠI-CÁO

TIỂU DẪN. — Bài này là sau khi vua Lê Thái-tổ đã đánh đuổi người Minh lên ngôi vua, truyền cho ông Nguyễn-Trãi soạn ra để bá-cáo công mười năm bình-định cho thiên-hạ biết.

Việc nhân nghĩa cốt nhất ở yên dân, quân điếu phạt 1 không gì bằng trừ bạo.

Nước Đại-Việt ta, thật là một nước văn-hiến; kể từ Triệu, Đinh, Lý, Trần, mấy đời gây dựng ra nước; so với Hán, Đường, Tống, Nguyên, mỗi đằng làm đế một phương.

Mới rồi chỉ vì họ Hồ cơ cầu, đến nỗi lòng người ta oán. Nhà Minh nhân dịp hở, thừa thế hại dân; lũ ác rắp mưu gian, đem lòng bán nước. Kiếm cách lừa dối thiên-hạ, kể nghìn muôn lối gớm ghê; gẫm từ gây việc binh-đao, đã hai mươi năm tai vạ. Nhân nghĩa vứt đi hết, thế-giới thế thì thôi! Thuế má vét cho nhiều, núi sông chẳng còn gì cả! Thần-nhân đều lấy làm giận, trời đất cũng không thể dung!

Ta đây, phát tích từ núi Lam-sơn, ẩn thân ở chỗ hoang-giã. Đau lòng nát ruột, chốc đà mười mấy năm trời; nuốt đắng nằm gai 2, nào phải một ngày nay đó. Đương