có cái phong thái người sĩ-quân-tử như đời nhà Tây-Hán bên Tàu, không phải kẻ tầm thường sánh kịp được. Bởi vì nhà Trần đãi kẻ sĩ thông-dung mà không hẹp hòi, hòa-dị mà có lễ-phép, cho nên nhân-sĩ thời bấy giờ ai cũng tự thụ lập, anh-hào tuấn-vĩ, vượt ra ngoài lưu-tục, làm cho quang vinh cả sử-sách, không thẹn với trời đất, há phải đời sau kịp được đâu.
Từ Lê triều trở xuống đã ít nghe có cái sĩ-phong ấy nữa. Ta thường xét sĩ-phong đời Tiền-Lê, đại để có ba lần biến đổi. Đời Lê-sơ thừa sau lúc nhiễu-nhương 3, các hàng nho-lưu hãy còn thưa-thớt lắm, như là làm nên đến chức thị-tụng mà có cái khí-phách anh-nghị, có cái thói cảm-ngôn như ông Nguyễn-thiên-Tứ, Bùi-cầm-Hổ; ở chốn lâm-tuyền 4, mà có cái tiết-tháo khiết-bạch, không có lòng cầu cạnh phú quí như Lý-tử-Cấu, Nguyễn-thời-Trung, đó là một thời. Đến khoảng năm Hồng-đức 5 (1570-1597), rộng mở đường khoa-mục, để kén kẻ văn tài, học-trò đua tập phù-hoa, chạm vẽ ra từng câu văn-chương, để hi-vọng lấy chức quyền yếu, cái khí tiết khảng-khái đã thấy suy đồi mất rồi. Tuy vậy, đường sủng lộc dẫu mở mà phép khuyến-hóa vẫn nghiêm, người nào điềm tĩnh vẫn được thăng lên làm quan, kẻ nào cầu cạnh vẫn phải ruồng đuổi cách về, cho nên những người ra làm quan còn ít kẻ xôn xao bôn cạnh, mà thiên-hạ còn biết quý danh nghĩa, không đến nỗi tệ cho lắm, đó lại là một thời.
Từ năm Đoan-khánh 6 (1505) trở về sau, lời thanh-nghị rất là suy đồi, thói ủy-mĩ lại càng thậm tệ; người làm quan thời ít giữ được thói thanh-liêm lễ-nhượng, chốn triều-đình thời không nghe thấy lời gián-chánh trực-ngôn; gặp việc thì chỉ dua nịnh mong cho được cẩu-miễn, thấy cơn nguy thì bán nước đi để thoát thân; hiệu là kẻ danh-nho mà cũng điềm-nhiên nhận lấy cái sủng lộc bất-nghĩa; nào là làm ra câu thơ bài hát để tán-tụng khoe-mẽ lẫn