vầng trăng dưới nước, như cành hoa[1] trong gương; có cái hay man-mác như gió phẩy mặt nước, như sao mọc trên trời; có cái hay rực-rỡ như thêu hoa dệt gấm, có cái hay quí báu như nhả ngọc phun châu.
Văn-chương lại hay ở tự tâm-khí nữa. Ông Mạnh-đông-Giã 4 có nói rằng: « Văn-chương là tâm-khí của hiền-nhân, tâm-khí vui thì văn-chương chính, tâm-khí trái thì văn-chương không chính ».
Văn-chương lại hay ở tự học-thức nhiều. Ông Phó-cảnh-Nhân 5 có nói rằng: « Tay áo dài khéo múa, lắm tiền khéo buôn. Ta chỉ nên lấy sách cổ-nhân, học cho thuộc và hiểu cho đến nghĩa tinh-vi, thì tự-nhiên nẩy ra văn-chương, rõ ràng như dáng mùa xuân, thơm tho như mùi lan huệ ».
Văn-chương lại hay ở sự lịch-duyệt nữa. Xem bài tựa của Mã-Tồn 5 kể cái hay của Tư-mã-Thiên 6 nói rằng: « Tử-Trường bình sinh tính hay chơi, đang lúc còn trẻ tuổi, hăng hái tự phụ, không dừng chân ở nhà mấy khi, không phải là đắm mê chơi dong đâu, nghĩa là xem cho trải biết cảnh lạ-lùng thiên-hạ, để giúp cho cái khí văn-chương, rồi mới nhả ra làm sách. Nay xem trong sách của ông ấy thì tựa như trông thấy cảnh tượng lúc đi chơi...
« Phàm muôn vật ở trong trời đất, những cảnh đáng sợ đáng hãi, hoặc đáng vui lòng, làm cho người ta sinh mừng sinh sợ, sinh lo sinh buồn, hết thẩy đem dùng làm văn-chương, vậy nên biến hóa ra vào như muôn thứ cảnh-tượng bày trong bốn mùa, không lúc nào hết. Muốn học cái văn-chương của Tử-Trường, trước hết nên học cái chơi của Tử-Trường mới được ».
Xem các lời trên này thì cái hay của văn-chương có nhiều lẽ, mà có hiểu được cái hay của văn-chương thì mới hội được cái thú của văn-chương. Cái thú tức ở trong
- ▲ Huê.