Trang:Quoc van trich diem 1930.pdf/214

Văn thư lưu trữ mở Wikisource
Trang này cần phải được hiệu đính.
194
VĂN XUÔI KIM

ngang ở trong lòng mà khi cao khi thấp, khi ngắn khi dài.

Ấy cái tâm-lý lối thơ luật như thế. Người ta thường nói thơ là cái liếng kêu tự nhiên của con tâm. Người Tàu định luật nghiêm cho nghề làm thơ thực là muốn chữa lại, sửa lại cái tiếng kêu ấy, cho nó hay hơn, trúng vần trúng điệu hơn, nhưng cũng nhân đó mà làm mất cái giọng thiên-nhiên đi vậy.

Thử đọc bài thơ qua đèo Ngang của bà huyện Thanh-quan:

Qua đỉnh đèo Ngang bóng đã tà,
Cỏ cây chen đá lá chen hoa.
Lom-khom dưới núi tiều và chú,
Lác-đác bên sông chợ mấy nhà.
Nhớ nước đau lòng con quốc-quốc,
Thương nhà mỏi miệng cái gia-gia
Dừng chân đứng lại: trời, non, nước,
Một mảnh tình riêng ta với ta.

Còn bức tranh nào vẽ khéo bằng! Thực là một mảnh sơn-thủy ở các lọ sứ tàu, đem phả vào khúc đàn vậy..... Lời chuốt như ngọc, giọng êm như du. Nào trời, nào nước, nào non, nào cây cối, nào đá hoa, nào chim kêu vượn hót, chẳng thiếu tí gì, lại thêm chút tình cảnh cảm-động của kẻ đường dài người lữ-thứ một mình đối với trời cao khoảng rộng. Mà bấy nhiêu thứ chỉ trong khoảng 8 câu 56 chữ. Một bài thơ như thế là tuyết-bút.

Rằng hay thì thực là hay,
nhưng hay quá, khéo quá, phần nhân-công nhiều mà vẻ tự-nhiên ít, quả là một bức tranh cảnh vậy.

Cùng một đầu bài ấy, cùng một cái cảm-tuởng ấy mà vào tay một nhà thi-nhân Tây thì tất vẽ không được khéo bằng, bức tranh tất kém bề phong-nhã, kém vẻ thanh-tao, nhưng nét bút đậm-đà biết chừng nào, lời thấm-thiết mà giọng hùng-hồn, như đưa như cuốn cả tấm lòng người lên mấy từng mây!

(Trích trong tập Nam-Phong tạp-chí số 5)