Trang:Quoc van trich diem 1930.pdf/224

Văn thư lưu trữ mở Wikisource
Trang này cần phải được hiệu đính.
204
VĂN XUÔI KIM

II. Lời văn. — 1. Giao-chỉ: nghĩa đen là gì? Chỉ giống người nào? — Nghĩa những chữ bành-trướng, hiển-hách. — Tấm-thành cổ, góc miếu xưa: kể mấy cái tỉ-dụ. — Chữ Lục-tỉnh chỉ xứ nào? Tại sao? — Lục, Thủy Chân-lạp: tai sao gọi thế? — Nghĩa những chữ cao-nguyên, bình-nguyên. — Xã-tắc: nghĩa đen, nghĩa bóng. — Văn vật là thế nào?

2. Nhặt (lặt) trong bài này những đoạn văn nào có giọng kích-thích mãnh-liệt.

128 — ĐI TẦU THỦY TỰ MỸ-THO LÊN LONG-XUYÊN

Tự Mỹ-tho lên Long-xuyên phải đi ngược sông Tiền-giang (Fleuve Antérieur), đi tầu chạy thường vừa mất đày một ngày, từ sáng sớm đến tối mịt. Vậy suốt một ngày được ngắm phong-cảnh sông Mê-kông. Nhưng thật đi trên sông Mê-kông mà không ngờ là sông Mê-kông, lắm khi tưởng ở trong cái kênh cái lạch nào, không mấy lúc có cái cảm-giác là ở giữa chốn tràng-giang. Vì trong khoảng từ Mỹ-tho lên Châu-đốc, trong sông đầy những cù-lao cùng bãi cát, lắm nơi to rộng lắm từng làng từng tổng ở vừa, đầy những cây cỏ um-tùm, chật mất cả lòng sông, cho nên coi hẹp đi; tầu lại thường chạy len lỏi ở trong kênh, trong vàm gần những nơi có dân-cư, để đỗ khách đón khách, không mấy khi ra đến mặt ngoài sông, nên không biết sông rộng chừng nào. Cách nửa giờ, một giờ, tầu lại đậu vài ba phút, có khi đậu ngoài xa xa, khách lên xuống phải thuê đò ngang để đáp tầu hay là ghé bờ, có khi đậu ngay bên bờ, nhìn vào thấy nhà cửa san-sát, phố xá đông-đảo, thường những cây cối um-tùm che lấp, đứng ngoài xa trông không rõ. Có khi tưởng tầu ở trước cái bãi bỏ hoang, chỉ trông thấy những cây cỏ xanh rì, nhìn kỹ mới biết là có làng xóm ở trong đám cây đó, và chắc là làng xóm to nên tầu mới dừng như vậy. Coi đó thì biết cây cối trong này xầm-uất là chừng nào, không phải