Trang:Quoc van trich diem 1930.pdf/225

Văn thư lưu trữ mở Wikisource
Trang này cần phải được hiệu đính.
205
PHẠM-QUỲNH

là những cây cao cối lớn như các miền rừng núi, nhưng là những cây cỏ tốt tươi rậm rạp như thi nhau mà mọc, đủ biết chất đất mầu mỡ biết bao nhiêu. Lắm khi chiếc tầu như đi ở giữa hai bức tường cây vậy. Mà ở trong đó là có các làng xóm ngưòi ở cả, vì những đất ở bờ sông này dễ cày cấy nên không mấy chỗ bỏ hoang. Chưa khai-khẩn đến là phần nhiều những đất ở xa sông lớn, đào kênh thoát nước khó và đi lại giao thông cũng chưa tiện; chớ đất gần sông mầu mỡ đệ nhất, tiện lợi có một, thường là những nơi giầu có trù-mật cả. Thường trông bên bờ có những nhà ngói nền cao, cửa kính cửa chớp, hàng rào sắt chạy dài, thềm xây ngay trên mặt nước, ngoài đặt cái cầu nhỏ dựng nhà thủy-tọa 1 con, lại thấy vài ba cái « thuyền máy » (canots automobiles), để chung quanh; hỏi ra thời là nhà thầy cai-tổng, cụ điền-chủ hay ông « hội-đồng » nào toàn là những mặt phú-hào trong một xứ. Coi những cơ ngơi đó thì đủ biết các bực chủ-nhân-ông giầu có là dường nào. Có nơi xây trên bờ sông dài đến mấy trăm thước trông những nhà những vườn, những lầu những gác, nhấp-nhô như mặt cái thành nhỏ, tầu chạy một thôi thời hết, mà toàn là dinh cơ của một người! Thôi, đến sự phong-lưu sa-sỉ của các bậc giầu có trong này, về đường ăn ở tiêu xài thì thật không kể sao cho xiết được, mỗi lúc như trông thấy cái biểu-chứng 2 hiển-nhiên vậy....

Suốt một ngày ngồi trong tầu mà không mỏi không chán, rất lạ rất vui, tầu chạy dưới sông như cái xe chạy trên phố, tựa hồ như hai bên là cửa nhà phố xá đông-đúc cả, chốc chốc lại đỗ một lát, kẻ lên người xuống, coi rất ngoạn-mục; lúc nào cũng có cái cảm-giác một sự sinh-hoạt mạnh-mẽ của tạo-vật phát hiện ra cây cỏ tốt tươi, đất bùn mầu mỡ, đối với sự sinh-hoạt êm-đềm của người dân, hoặc đi lại ung-dung trên đường phố không vội