Trang:Quoc van trich diem 1930.pdf/229

Văn thư lưu trữ mở Wikisource
Trang này cần phải được hiệu đính.
209
NGUYỄN-BÁ-TRÁC

131 — KIM-LĂNG ĐIẾU-CỔ

Thành Kim-lăng ở trong con mắt người ta lúc du-lịch, cùng thành Kim-lăng ở trong tưởng-tượng người ta lúc đọc sách, thành ra hai cảnh khác nhau. Nam-kinh là nơi trung-tâm của Trung-quốc, hình-thế hiểm-yếu, sông núi ràng rịt, như long-bàn hổ-cứ 1, cho nên lúc anh-hùng đua sức nam bắc phân-tranh, đều lấy đấy làm chiến-trường. Đến nay, vô luận sông núi đã biến-thiên, thời-đại đã xa cách, khách du đến đó còn có tấm lòng thương-kim hoài-cổ. Thành-thị phồn-hoa, đế-vương cung-quán, đã trải mấy lần binh hỏa, rãi rầu mấy kiếp tro tàn; chính dân-cư trong thành cũng coi Nam-kinh là một nơi tạm trú, không ai dám kiến-tạo gì cho bền chặt lắm, chỉ còn mấy mặt non xanh, bốn bề tàn-lũy là cái dấu-tích lịch-đại cố-đô. Còn cái đình cái quán nào cũng là quang-cảnh tân-thời cả. Ôi! đâu là Vũ-hoa-đài 2? đâu là Yên-chi-tỉnh 3? dấu cũ Lục-triều 4, chỉ trong mấy gốc thùy-dương, một vùng lân-hỏa! Nhớ Phạm-sư-Mệnh là người nhà Trần nước ta, lúc đi xứ Minh về qua Kim-lăng, có câu rằng: « 鉄 塔 石 頭 惟 夜 月。烏 衣 朱 雀 只 斜 陽 ». (Tháp cổ Thạch-đầu 5 vừng dạ nguyệt, nền xưa châu-tước 6 bóng tà-dương); thực in như cái quang-cảnh khi tôi chơi đó.

Tôi trọ gần ngay bên sông Tần-hoài, buổi trời tây ác, lặn, thuyền hoa đầy sông, nào là son phấn, nào là sinh ca. Hơi gió thổi đêm khuya hiu-hắt, một vừng trăng trong vắt lòng sông; tiếng tranh tiếng địch càng nồng, như nghe tiên nhạc não-nùng bên tai. Khiến người dưới nguyệt bên lan, ai chẳng say vì tình, mê vì cảnh; nếu thực nghe những khúc « Hậu đình hoa 7 » thì xúc lòng di-hận còn đến đâu nữa!

Hồ Huyền-Vũ (玄 武), ở về phía nam thành Nam-kinh, từ đời Đông-Tấn vẫn lấy đấy làm nơi thắng-cảnh; giữa hồ có cái gò, trên có cất lầu quán, Lăng-quân đưa tôi đi