Trang:Quoc van trich diem 1930.pdf/23

Văn thư lưu trữ mở Wikisource
Trang này cần phải được hiệu đính.
3
PHÉP-TẮC VỀ LỐI THƠ

THỂ TRẮC VẦN BẰNG

1• Ngũ-ngôn (bát cú)

t t t b v
b b t t v
b b b t t
t t t b v
t t b b t
b b t t v
b b b t t
t t t b v

2• Thất-ngôn (bát cú)[1]

t t b b t t v
b b t t t b v
b b t t b b t
t t b b t t v
t t b b b t t
b b t t t b v
b b t t b b t
t t b b t t v

III — THỂ BẰNG VẦN TRẮC

Ngũ-ngôn (bát cú)

b b b t v
t t b b v
t t t b b
b b b t v
b b t t b
t t b b v
t t t b b
b b b t v

IV — THỂ TRẮC VẦN TRẮC

Thất-ngôn (bát cú)

t t b b b t v
b b t t b b v
b b t t t b b
t t b b b t v
t t b b t t b
b b t t b b v
b b t t t b b
t t b b b t v

(Vần trắc là các chữ vần phải đặt tiếng trắc cả)

Muốn làm thơ tứ tuyệt[2] cũng cứ theo cách sắp đặt 4 câu đầu trong các thể trên này.

Luật bằng luật trắc tuy rằng như vậy, song trong câu thơ thất-ngôn chữ thứ 1 và thứ 3 không cần phải đúng điệu bằng trắc; tức gọi là nhất tam bất luận (chữ thứ nhất thứ ba không kể); một đôi khi chữ thứ 5 không đúng luật cũng được; tức gọi là ngũ bất luận. Còn thơ ngũ-ngôn thì chỉ chữ thứ nhất được sai điệu thôi — Song chữ thứ nhất trong thơ ngũ-ngôn và chữ thứ ba trong thơ thất-ngôn đáng trắc mà đặt bằng thì được, chớ đáng bằng mà đặt trắc thì gọi là khổ đọc (khó đọc) không được.

Thơ ngũ-ngôn chữ thứ hai và thứ năm, thơ thất-ngôn chữ thứ tư và thứ bảy không được chùng một âm, nếu chùng âm là phạm phải tội phong-yêu hạc tất (lưng ong gối hạc) không được.


  1. Xem bài: Người bồ-nhìn của vua Lê Thánh-Tôn, trang 7.
  2. Mẫu lối thơ thất-ngôn tứ-tuyệt thể bằng: Dệt vải, trang 7.
    Mẫu lối thơ thất-ngôn tứ-tuyệt thể trắc: Chúc tết I, trang 22.