Trang:Quoc van trich diem 1930.pdf/34

Văn thư lưu trữ mở Wikisource
Trang này cần phải được hiệu đính.
14
THƠ

12. — THÚ ĐIỀN-VIÊN

Mãi thế rồi ta sẽ tính đây,
Điền-viên thú nọ vẫn xưa nay.
Giang-hồ bạn lữ câu tan-hợp,
Tùng-cúc anh em cuộc tỉnh say.
Tòa đá Khương-công đôi khóm trúc, 4
Áo xuân Nghiêm-tử một vai cày. 5
Thái-bình vũ-trụ càng thong-thả,
Chẳng lợi danh gì (chi) lại hóa hay.

13. — THÚ ẨN-DẬT

Chẳng lợi danh gì (chi) lại hóa hay,
Chẳng ai phiền lụy, chẳng ai rầy.
Ngoài vòng cương-tỏa 6 chân cao thấp,
Trong thú yên-hà 7 mặt tỉnh say.
Liếc mắt coi chơi người lớn bé,
Vểnh râu bàn những chuyện xưa nay.
Của trời trăng gió kho vô tận,
Cầm hạc 8 tiêu dao đất nước này.

CHÚ THÍCH — 1. Ơn nhà vua ví như hạt mưa hạt móc tẩm nhuần cho cây cối. — 2. Là hội lập công danh. — 3. Là ra đời hay ở ẩn. — 4. Tích cũ: Khương-công (hiệu ông Lữ-Vọng) đời nhà Chu, ngồi bàn thạch câu cá ở sông Vị. — 5. Nghiêm-tử (Nghiêm-Quang) ở đời Đông-Hán mặc áo tơi đi cày ở núi Phú-xuân. Hai ông ấy đều là những người ẩn-dật. — 6. Là dây cương và khóa, xích; nghĩa bóng là vòng danh lợi giàng buộc người ta. — 7. Là thú của người ẩn-dật. — 8. Là đàn cầm và chim hạc, chỉ cảnh thanh nhàn.

CÂU HỎI. — I Ý tưởng. — 1. Thơ này thuộc về thể gì?

2. Tóm tắt đại ý mỗi bài. Tác-giả đối với cuộc công-danh và sự ẩn-dật thế nào?

3. Xem thơ này có biết tình-cảnh và chí-hướng của tác-giả lúc bấy giờ thế nào không? Đem bài thơ này đối chiếu với lịch-sử tác-giả có thấy hợp không?

II. Lời văn. — Thú điền-viên là thú gì? — Cắt nghĩa những chữ: giang hồ, tùng cúc, câu tan hợp, cuộc tỉnh say. — Sao trăng gió lại là kho vô tận? — Mấy chữ cầm hạc tiêu-dao nghĩa gì?

2. Thơ này thuộc về lối gì? Nói phép-tắc lối thơ ấy.