Trang:Quoc van trich diem 1930.pdf/38

Văn thư lưu trữ mở Wikisource
Bước tới điều hướng Bước tới tìm kiếm
Trang này cần phải được hiệu đính.
18
THƠ

Bài thơ này thiệt là một bức tranh tuyệt-diệu hình-dung được cả cái ngoại-cảnh của tạo-hóa, cả cái nội-cảnh của tâm-giới mà lời tao-nhã giọng âm-thầm. Khéo nhất là suốt trong bài thơ bà không phải dùng một điển-tích nào, một chữ nho nào mà lời vẫn chải-chuốt, thiệt là một bài thơ nôm hiếm có vậy.

16. — THĂNG-LONG THÀNH HOÀI CỔ

Tạo-hóa gây chi cuộc hí-trường, 1
Đến nay thấm thoắt mấy tinh sương; 2
Lối xưa xe ngựa hồn thu thảo,
Nền cũ lâu-đài bóng tịch-dương. 3
Đá vẫn bền (trơ) gan cùng tuế nguyệt,
Nước còn cau mặt với tang-thương. 4
Ngàn năm gương cũ soi kim-cổ,
Cảnh đấy người đây luống đoạn-trường!

CHÚ THÍCH. — 1. Là giạp tuồng. Cuộc đời cũng như cái giạp tuồng biến đổi luôn luôn. — 2. Bao nhiêu lần sao mọc sương sa, nghĩa là bao nhiêu ngày tháng. — 3. Xưa là lối xe ngựa mà nay chỉ có cỏ thu; xưa là lâu đài mà nay chỉ có bóng mặt trời buổi chiều — 4. Đá vẫn trơ trơ trải mấy năm tháng cứ bền gan mãi. Nước gờn-gợn như cau mặt về nỗi sự đời thay đổi bể dâu.

CÂU HỎI. — I. Ý tưởng. — 1. Bài thơ này về thể gì? Đại ý nói gì? Thành Thăng-long đối với lịch-sử nước ta có quan hệ thế nào?

2. Hai câu đề tác-giả có ý than thở về nỗi gì? — Tác-giả lấy những cảnh gì để chứng cuộc tang thương biến đổi? — Hai câu luận ngụ ý gì? — Trông cảnh-tượng thành Thăng-long, tác-giả tư-tưởng cảm-xúc thế nào?

II. Lời văn. — 1 Tại sao lại ví cuộc đời như hí trường? Xe ngựa đây tả cảnh-tượng gì? Lâu-đài đây là nói những lâu đài nào? Bền gan với cau mặt, đem nói về đá và nước: cách dùng chữ thế gọi là gì? Gương cũ là những gương nào? Soi kim cổ nghĩa gì? Cắt nghĩa hai chữ đoạn-trường.

2. Bài thơ này làm theo luật bằng hay luật trắc? Phân biệt hai luật ấy. Xét xem các vần trong bài thơ này có hiệp với nhau không?