Trang:Quoc van trich diem 1930.pdf/54

Văn thư lưu trữ mở Wikisource
Bước tới điều hướng Bước tới tìm kiếm
Trang này cần phải được hiệu đính.
34
THƠ

Giữ ngựa tuy hèn cũng chúa tôi,
Gan trung ngứa tiết sợ gì ai.
Cường-quyền chúa phải quân vô-lễ,
Quốc-thể tôi liều bịch mấy thoi.
Dùi-dắng đã không tình cấp-nạn,
Hung-hăng lại giở thói khinh người.
Anh Ngô biết mặt thằng này chửa?
Giữ ngựa tuy hèn cũng chúa tôi.

VỊNH BÀ NGUYỄN-THỊ-KIM

TIỂU DẪN. — Bà là hoàng-phi vua Lê Chiêu-Thống; hồi vua Lê thua quân Tây-Sơn phải chạy sang Tàu, bà không theo kịp phải về ẩn-náu chốn thôn quê, giữ tiết trong mười mấy năm trời. Đến khi bà nghe tin hài cốt vua Lê đã đem về nước, bà ra lạy linh-cữu cố-quân rồi uống thuốc độc chết.

Giong-ruổi quan-hà lạc chúa-công,
Ngọn mây non bắc tịt-mù trông.
Bồng mao 1 tạm lúc nương thân liễu;
Kinh khuyết 2 may sau thấy mặt rồng.
Thác nghĩa đã ghi cùng sắt đá;
Sống thừa còn hẹn với non sông.
Thôi thôi nước cũ đây là hết!
Năm lạy linh tiền 3 chứng thiếp trung.

CHÚ THÍCH. — 1. Chốn quê mùa. — 2. Nơi miếu điện ở hoàng-kinh. — 3. Trước linh-cữu: nghĩa là trước quan-tài (hòm) người mất.

CÂU HỎI. — I. Ý tưởng. — 1. Bài thơ này cốt khen bà Nguyễn-thị-Kim là người thế nào?

2. Hai câu đề nói về việc gì? Tại sao bà Thị-Kim không theo vua Chiêu-Thống sang Tàu?

3. Theo hai câu thực thì cái tâm-cảnh bà cùng cái hi-vọng bà đi náu chốn thôn quê thế nào? Cái hi-vọng ấy sau có đạt không?

4. Hai câu luận tả cái chí-khí của bà Thị-Kim thế nào?

5. Khi bà Thị-Kim nghe tin vua Chiêu-Thống chết có còn muốn sống nữa không? Tại sao bà lại cố sống gượng đến lúc đem linh-cữu vua Lê về?