Bước tới nội dung

Trang:Quoc van trich diem 1930.pdf/62

Văn thư lưu trữ mở Wikisource
Trang này cần phải được hiệu đính.
HÁT NÓI

PHÉP TẮC VỀ LỐI HÁT NÓI

Các lối ca từ của ta, không kể các lối mượn của Tàu, cũng có nhiều thể: lý, sẩm, hề, điên, trống-quân, quan-họ, đò-đưa, v. v. Nhưng có lối hát ả-đào (hay xướng-ca) là thịnh-hành nhất và có văn-chương lý-thú nhất.

Hát ả-đào cũng có nhiều lối lắm như: dâng hương, giáo trống, gửi thư, thét nhạc, v. v.; song chỉ có lối hát nói là thông-dụng nhất. Các nhà danh-sĩ từng soạn ra bài hát nói, nhiều bài có ý-tưởng, có văn-chương, có thể coi là những nền kiệt-tác trong văn nôm ta. Vậy xin nói qua về thể-cách lối hát nói.

I. — Cách đặt câu áp vần

Lối hát nói là lối vừa để hát lên vừa phải hòa với bài đàn và dịp phách, nên làm một bài hát nói phải đặt câu hạ vần sao cho âm-điệu hợp với cung đàn khổ phách.

Đại để cách đặt câu hát từ bốn chữ đến bảy chữ, chín chữ là vừa, bài hát thì mười một câu là đủ. Song cũng có khi câu đặt dài hơn khúc khủyu nhiều đoạn, gọi là câu gối-hạc, bài đặt dài hơn 11 câu gọi là dôi-khổ. Các câu trên đều đi đôi cả, duy câu cuối buông lẻ xuống sáu chữ cho hợp với dịp phách.

Cách áp vần thì có hai thứ vận: cước vận là vần ở cuối câu và yêu vận là vần ở lưng chừng câu. Lúc hạ vần thường đương vần bằng thay sang vần trắc, hoặc đương vần trắc thay sang vần bằng, sao cho âm-điệu hợp với cung đàn khổ phách.

II. — Nội-dung bài hát nói

Một bài hát nói chính-thức có 11 câu chia ra làm 5 đoạn:

1•) Hai câu đầu là tổng-mạo là câu gióng lên để vào bài.

2•) Hai câu sau là thừa-đề nối ý hai câu trên mà tiếp-tục xuống ý dưới.

3•) Rồi đến hai câu thơ chữ hay thơ nôm dùng lối ngũ-ngôn hay thất-ngôn để nêu đại-ý trong bài.

4•) Bốn câu sau là phô-diễn giải thích rõ ràng ý nghĩa trong bài.

5•) Câu cuối cùng là câu kết tóm tắt đại-ý cả bài.

Lệ trên bài hát nói thường đặt bốn câu ca lục-bát (trên sáu dưới tám) gọi là câu mưỡu để nêu ý-nghĩa cả bài lên trước.

Xem bài mẫu: Họa lại bài ông phỗng đá của ông Phan-văn-Ái, tran