Bước tới nội dung

Trang:Quoc van trich diem 1930.pdf/77

Văn thư lưu trữ mở Wikisource
Trang này cần phải được hiệu đính.
57
VŨ-PHẠM-HÀM

CHÚ THÍCH. — 1. Là những chốn tiên-cảnh, thường nói trong sách Tàu. — 2. Hai câu này ý nói: cứ gì phải cầu kỳ những chốn thần tiên ở đâu xa, ngay chỗ động Hương-tích ở đất nước nhà là nơi rừng núi nhỏ mà phong cảnh đẹp lạ. — 3. Tức là bến Đục-khê, lên đấy rồi xuống đò suối vào chùa. — 4. Đầy mắt những mây cùng núi. — 5. Tích cũ: Cuối đời Tấn bên Tàu có một người đi đánh cá đi vào một cái suối hoa-đào (đào-nguyên), vào mãi hóa ra chốn động tiên: đây ý nói phong-cảnh đẹp như chốn động tiên. — 6. Bọn chăn trâu. — 7. Người ta nhân các quả (trái) núi hơi phảng-phất như hình con gà, con voi, cái trống, cái chiêng, mà đặt các tên ấy. — 8. Là chốn phong-cảnh sầm-uất có tiếng đã lâu. — 9. Xem câu chú-thích (9) ở bài trên. — 10. Là chốn đẹp-đẽ như nơi tiên ở. — 11. Xem câu chú-thích (8) ở bài trên. — 12. Nghĩa là: cái thác nước tự trong khe chảy ra, trông hình như núi cũng múa; tiếng người nói trong hang vang lại, tưởng chừng như đá biết nói. — 13. Lối vào động có một chỗ đường cao lắm mà giốc lắm, gọi là chấn song. — 14. Quả cao nhất trong các quả núi. — 15. Chỗ chùa Hương sản mơ, khách trẩy chùa thường ăn quả mơ và uống nước nấu gỗ mơ. — 16. « Giá áo » hay « mắc áo » là tên người ta thường gọi những thạch-nhũ dủ xuống ở trong động. — 17. Người ta theo hình dáng các tảng đá ở trong động mà đặt các tên này. — 18. Động Hương-tích tục truyền là chỗ hóa thân của đức Phật-Bà Quan-Âm. — 19. 欲 到 香 山 不 可 約 muốn đến chùa Hương không thể ước trước được.

CÂU HỎI. — I. Ý tưởng. — 1. Bài này tác-giả cốt tả cảnh gì? Có thể chia ra làm mấy đoạn? Tác-giả theo thứ tự nào để tả các phong-cảnh vào chùa Hương?

2. Phong-cảnh chùa Hương có vẻ gì đặc-sắc?

3. Tự bến đò Đục đến Chùa-ngoài phong-cảnh thế nào? — Các quả núi có tiếng là những quả nào? Tại sao người ta đặt tên các quả núi thế? Sự đặt tên ấy đối với trí tưởng-tượng của người ta có ảnh-hưởng gì không? — Phong-cảnh chỗ Chùa-ngoài thế nào?

4. Tự Chùa-ngoài vào Chùa-trong có những nơi nào có tiếng? Lối vào Chùa-trong có khó đi không?

5. Cảnh-tượng trong động thế nào?

6. Trong bài này tác-giả có ý ví cảnh chùa Hương như cảnh gì? Cảm-tưởng của tác-giả khi trẩy chùa thế nào?

Lời văn — 1. Người tai mắt: đây nghĩa là gì? Cách dùng chữ thế gọi là gì? — Tục: nghĩa ở đây. — Mặt trời gác bóng: cắt nghĩa rõ câu ấy — Tản vân, thủy để, tiều-tử, ngư-ông: nghĩa. — Núi